• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Vì sao kháng sinh không diệt được virus?

05/12/2012 11:17 GMT+7

Kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác dụng lên một số chủng vi khuẩn nhất định. Kháng sinh không tiêu diệt được virus vì virus hoàn toàn khác biệt với vi khuẩn.

Virus là siêu vi khuẩn vì nó không phải là một tế bào hoàn chỉnh. Nó chỉ là bộ gien (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên nên bắt buộc phải sống ký sinh bên trong tế bào chủ mà nó xâm nhiễm.

Do virus nằm trong vật chất di truyền của tế bào chủ cho nên nếu kháng sinh tiêu diệt virus thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào chủ (người hoặc động vật). Hơn nữa, virus còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào trước khi phát bệnh và luôn thay đổi hình dạng nên có khả năng kháng thuốc rất cao.

Đối với virus, để tiêu diệt chúng, người ta sử dụng các thuốc kháng virus là nhóm thuốc khác, chứ không phải là thuốc kháng sinh. Ví dụ, để trị cúm do virus, người ta dùng các thuốc là oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza), amantadine (Symmetrel) và rimantadine (Flumadine)...

Theo Dược sĩ Lê Quốc Thịnh / Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.