Vì sao mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc giảm?

05/03/2016 18:25 GMT+7

Trung Quốc ngày 5.3 thông báo tăng ngân sách chi tiêu quân sự năm 2016 lên 7,6% so năm 2015, mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua, mặc cho nước này vẫn cấp tập quân sự hoá tại Biển Đông.

Trung Quốc ngày 5.3 thông báo tăng ngân sách chi tiêu quân sự năm 2016 lên 7,6% so năm 2015, mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua, mặc cho nước này vẫn cấp tập quân sự hoá tại Biển Đông.

Trung Quốc thông báo tăng ngân sách chi tiêu quân sự năm 2016 lên 7,6% so năm 2015 và đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm qua - Ảnh: ReutersTrung Quốc thông báo tăng ngân sách chi tiêu quân sự năm 2016 lên 7,6% so năm 2015 và đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm qua - Ảnh: Reuters
Ngân sách chi tiêu quân sự năm 2016 của Trung Quốc là 954,35 tỉ nhân dân tệ (146,67 tỉ USD), chỉ bằng một phần tư của Mỹ (573 tỉ USD), theo Reuters ngày 5.3. Con số này được thông báo ngày 5.3 tại cuộc họp quốc hội hằng năm và giữa thời điểm Trung Quốc đang leo thang các hành động quân sự tại Biển Đông.
Đây là mức tăng ngân sách quân sự thấp nhất của Trung Quốc từ năm 2010 đến nay. Năm 2015, chi tiêu quân sự của nước này tăng 10,1% lên 886,9 tỉ nhân dân tệ.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng việc ngân sách quân sự tăng chậm lại là thích hợp; đồng thời khẳng định giấc mơ của người dân Trung Quốc về một đất nước và quân đội hùng mạnh sẽ không bị ảnh hưởng.
Hoàn cầu Thời báo thì lập luận: “Không cần phải chi tiêu lớn để bắt kịp Mỹ, nước đang tìm cách giữ sự hiện diện quân sự trên toàn thế giới. Sức răn đe quân sự của Trung Quốc trong khu vực nhằm mục đích quốc phòng đã được phát triển rồi”.
Đây là mức tăng chi tiêu quân sự thấp nhất trong vòng 6 năm qua của Trung Quốc - Ảnh: AFPĐây là mức tăng chi tiêu quân sự thấp nhất trong vòng 6 năm qua của Trung Quốc - Ảnh: AFP

Nguyên nhân: kinh tế
Việc chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại xảy ra giữa thời điểm tăng trưởng kinh tế nước này cũng bị chững lại, theo Reuters.
Ông Ni Lexiong, giáo sư khoa học chính trị Đại học Thượng Hải nói với Washington Post rằng điều này cho thấy nỗ lực của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề thông qua biện pháp hoà bình. Nhưng lý do thứ hai lại chính là tình hình kinh tế không tốt của Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt mức 6,9% trong năm 2015, mức thấp nhất trong 25 năm qua. Các nhà kinh tế và quan chức không còn lạc quan về năm 2016 và dự đoán rằng mức tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại, chỉ khoảng 6,5% trong năm 2016.
Các chuyên gia về chi tiêu quân sự nói với New York Times rằng, Trung Quốc hiểu rõ việc chi tiêu quá nhiều có thể nhấn chìm đất nước như trường hợp của Liên Xô.
Giáo sư Jin Canrong thuộc đại học Renmin (Trung Quốc) thì lý giải, những khó khăn về kinh tế đã khiến chính phủ nước này chuyển ưu tiên sang chi tiêu cho phúc lợi xã hội.
Mức tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc bất ngờ chậm lại giữa lúc nước này cấp tập thực hiện các hành động quân sự hoá tại Biển Đông - Ảnh: ReutersMức tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc bất ngờ chậm lại giữa lúc nước này cấp tập thực hiện các hành động quân sự hoá tại Biển Đông - Ảnh: Reuters

Vẫn tập trung vào Biển Đông
Mức tăng ngân sách quân sự Trung Quốc năm 2016 thấp hơn năm 2015 khiến nhiều chuyên gia bất ngờ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ dễ dàng từ bỏ các hành động bành trướng tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng thường trực đông đảo nhất với hơn 2 triệu binh sĩ, theo CS Monitor.
Giáo sư Andrew Erickson của trường Chiến tranh hải quân Mỹ nói với Wall Street Journal rằng quyết định của Trung Quốc đơn giản cho thấy họ đang đi trên một lằn ranh mỏng manh giữa việc bội chi và mong muốn giữ vững quyền kiểm soát quân sự.
“Con số chi tiêu quốc phòng mới nhất của Bắc Kinh cho thấy họ xác định tránh việc bội chi quân sự theo kiểu Liên Xô, nhưng vẫn tập trung vào việc tăng cường tuyên bố các đòi hỏi chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông”, giáo sư Erickson đánh giá.
Trung Quốc trong thời gian gần đây đã cấp tập quân sự hoá Biển Đông khi triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không, chiến đấu cơ, xây đường băng, radar, hải đăng một cách trái phép trên các đảo và bãi đá thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này khiến không chỉ Việt Nam mà các nước hết sức lo ngại.
Mỹ đã điều tàu chiến cùng máy bay ném bom thực hiện các cuộc tuần tra định kỳ tại Biển Đông. Mới đây nhất là đội tàu sân bay USS John C. Stennis của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang có chuyến tuần tra khu vực này. Trung Quốc thì cáo buộc tàu chiến Mỹ tuần tra trong khu vực là hành động gây hấn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.