Theo SlashGear, người dùng hiện nay hoàn toàn có thể chọn mua một thiết bị phát hành cách đây một năm mà vẫn nhận được hầu hết các tính năng thiết yếu tương tự như các smartphone phát hành trong năm nay. Đó là vì các công nghệ quan trọng trên smartphone gần như không có nhiều đột phá so với những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Quay trở lại 10 năm trước, sự khác biệt giữa một smartphone mới so với tiền nhiệm của nó là rất đáng kể ở nhiều yếu tố, bao gồm kích thước, hình dạng và chức năng. Một nhà sản xuất sẽ không phát hành một smartphone nào trừ khi mô hình mới có những nâng cấp dễ nhận biết hơn so với tiền nhiệm của nó.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi, mặc dù thực sự vấn đề không phải chỉ riêng họ. Vì bài toán lợi nhuận, họ tiếp tục tung ra nhiều sản phẩm mà không có nhiều cải tiến. Nhưng trớ trêu thay, cuộc chiến lại nằm ở chiêu bài quảng cáo, đặc biệt nhắm vào các tính năng… không có ý nghĩa nhiều trong thực tế.
Hãy hình dung, sự khác biệt giữa một Galaxy S và Galaxy SII của Samsung là rất lớn. Nhưng đến với Galaxy S8 và Galaxy S9, gần như nó không có sự khác biệt lớn. Điều tương tự cũng đúng với iPhone 7 và 8, hoặc thậm chí iPhone 8 với X. Quay đi quẩn lại, smartphone chỉ được hướng đến các tính năng chính gồm duyệt web, phát nhạc bằng ứng dụng, gửi/nhận tin nhắn, gửi/nhận email, chụp ảnh và quay phim, hoặc chia sẻ ảnh/video với bạn bè/gia đình.
Trong vài năm qua, thật dễ dàng tìm một smartphone có camera tốt để chụp ảnh. Thậm chí ngay cả một chiếc Nokia 3.1 giá chỉ từ 3,39 triệu đồng (tại thị trường Việt Nam) với camera đơn phía sau cũng có thể chụp những bức ảnh tốt. Với những thiết bị có giá thân thiện như Nokia 3.1 nói trên, người dùng hoàn toàn có thể đầu tư vào nó thay vì cứ phải nghĩ đến một thiết bị cao cấp.
Có lẽ các lý do lớn mà người tiêu dùng quyết định mua một smartphone mới chính là nhằm phục vụ xử lý tài liệu quan trọng, kinh doanh hoặc bảo vệ dữ liệu cá nhân hằng ngày. Những chiếc smartphone này được hỗ trợ bảo mật tốt hơn.
Bình luận (0)