Vì sao người Việt thường nghe câu: 'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng'?

05/02/2023 10:07 GMT+7

Người Việt thường nghe câu 'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng', vì sao có câu này trong cuộc sống?

Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, người Việt thường coi trọng cái ban đầu vì tin rằng "đầu xuôi đuôi lọt". Do đó, không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng được coi trọng. Ngày rằm tháng giêng là ngày rằm khởi đầu của năm, người Việt thường đi chùa để cầu bình an đến mình và gia đình, mọi người xung quanh.

Vì sao coi trọng rằm tháng giêng?

Chia sẻ với PV Thanh Niên, hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho biết, Phật giáo quan niệm trong năm có 4 rằm lớn là: rằm tháng giêng (Thượng Nguyên), rằm tháng 4 (Phật Đản), rằm tháng 7 (Vu Lan) và rằm tháng 10 (Hạ Nguyên).

Vào ngày rằm đầu năm, Phật tử thường đi lễ chùa, làm các việc thiện, cầu mong năm mới an lành, tốt đẹp.

Vì sao người Việt nói 'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng'? - Ảnh 1.

Người dân đi dự lễ sám hối rằm tháng giêng

Chùa Giác Ngộ

Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM cũng chia sẻ, ngày rằm hay còn gọi là ngày vọng, tức ngày 15 âm lịch mỗi tháng, riêng rằm tháng giêng còn được biết đến với một tên gọi khác là rằm Thượng Nguyên.

"Ngày này được xem là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Do quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng" nên vào ngày này, Phật tử cũng như những người có tâm Phật đều sẽ đến các tự viện để lễ bái, hy vọng một năm suôn sẻ, bình an", đại đức Minh Phú nói.

Vì sao người Việt nói 'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng'? - Ảnh 2.

Tôi 14 tháng giêng, nhiều chùa tổ chức lễ sám hối với sự tham dự của đông đảo Phật tử

Chùa Tường Nguyên

Ngày rằm tháng giêng, các tự viên cũng tổ chức nhiều pháp hội vào ngày lễ đặc biệt này, trong đó tiêu biểu là Pháp hội Dược Sư và tổ chức cúng thí thực, cầu quốc thái, dân an, tiêu tai, giải ách và siêu độ cho chư vị vong linh quá vãng.

Gà cúng rằm bán đắt như tôm tươi ở chợ nhà giàu Hà Nội

Phật tử nên làm gì ngày rằm tháng giêng?

Theo đại đức Thích Minh Phú, là Phật tử, khi đến ngày rằm tháng giêng nên ăn chay, dọn dẹp bàn thờ tại nhà, sắm nhang, hoa, đăng, trà, quả, thực, dâng cúng thập phương Phật và ông bà tổ tiên đã mất, nhằm thể hiện lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân và sự kính ngưỡng đối với đức Phật.

"Nếu có thời gian, Phật tử có thể đến chùa để lễ bái, cúng dường, tham gia các khóa lễ tụng kinh hay nghe thuyết pháp để trưởng dưỡng từ tâm. Đặc biệt hãy học cách sống bao dung và tha thứ không chỉ trong ngày rằm tháng giêng mà trong mỗi phút giây của hiện tại để đạt được an lạc nơi tự thân", đại đức Thích Minh Phú nhấn mạnh.

Vì sao người Việt nói 'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng'? - Ảnh 3.

Phật tử bái Phật đầu năm tại chùa Tường Nguyên

Các sư thầy trụ trì chùa cũng cho rằng, không chỉ trong rằm tháng giêng mà bất kỳ dịp nào đến chùa, Phật tử, người đi bái Phật cũng chỉ nên đốt 1 cây nhang. Một số chùa ngày nay đặt lư hương ngoài sân, Phật tử nên cắm nhang tại đây rồi vào trong bái suông là được.

Để bảo vệ môi trường, một số chùa hay cơ sở tự viện còn có quy định Phật tử đến chùa không được đốt nhang để tránh ám khói lên các tượng Phật hay các tượng dát vàng ở không gian kín.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.