Thoạt đầu, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng sự ô nhiễm hóa chất đối với môi trường sống là nguyên nhân làm biến dạng hình hài của ếch. Một giả thuyết khác được đưa ra là do tầng ozon bị thủng nên chúng gây ảnh hưởng bức xạ tử ngoại lên loài ếch. Thế nhưng, khi thử nghiệm theo hướng này thì ếch trưởng thành cũng như nòng nọc hoặc là chết, hoặc là không cho kết quả 3 chân như mong đợi.
Vì vậy các nhà khoa học nghĩ đến việc mất chân của ếch có thể do môi trường tự nhiên, chẳng hạn bị động vật ăn thịt xơi tái cái chân ấy. Nhưng tại sao lại chỉ 1 chân chứ không phải 2 hay toàn bộ?
Suốt từ năm 2006-2008, các nhà khoa học tại Đại học Plymouth (Anh) đã đặt nhiều máy ghi hình theo dõi loài ếch. Kết quả ghi nhận được như sau: khi còn dưới dạng nòng nọc, ếch đã bị một loài chuồn chuồn ăn thịt có tên drygonfly nymph tấn công. Tuy nhiên, cơ thể của loài drygonfly nymph không quá lớn để có thể ăn sạch một con nòng nọc mà chỉ cần một bộ phận nhỏ, đó là lý do vì sao ếch con bị mất một chân.
Con số thống kê cho thấy tùy từng khu vực, tùy theo mật độ drygonfly nymph mà ếch, cóc, nhái bị mất 1 chân (hoặc mù mắt) có tỷ lệ từ 1,2-9,8%.
Tạ Xuân Quan (theo BBC)
Bình luận (0)