Với 70% công dân dưới 35 tuổi nhanh nhạy với công nghệ và hơn ⅓ dân số dùng smartphone, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược "Make in Viet Nam" khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số trong nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% (2010) lên 50% (2020) là minh chứng: Giải pháp công nghệ Việt hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh sòng phẳng với quốc tế.
Hiểu người dùng và thị trường Việt Nam
Dựa trên nghiên cứu hành vi người Việt, giải pháp công nghệ nội địa cho thấy khả năng thấu hiểu nhu cầu người dùng trong nước tốt hơn. Điều đó đẩy nhanh tốc độ làm quen với ứng dụng, giảm thời gian/lỗi phát sinh do bất đồng ngôn ngữ và tối ưu trải nghiệm.
Zalo - nền tảng OTT của VNG đã tận dụng lợi thế này bằng bản địa hóa, tích hợp danh bạ, gửi tài liệu dung lượng cao và ứng dụng nhẹ chỉ bằng ½ Messenger. Tại Việt Nam, Zalo là một trong hai ứng dụng nhắn tin được yêu thích nhất, bên cạnh Messenger.
Một sản phẩm Việt khác là GapoWork, phát triển theo hướng human-centric digital workplace, đang cạnh tranh trực tiếp với các giải pháp không gian làm việc số quốc tế. GapoWork chứng minh sự thấu hiểu người dùng bản địa khi ra đời tính năng hỏi đáp ẩn danh giúp nhân viên thoải mái chia sẻ, quản lý nắm bắt thông tin đa chiều, giải quyết thực tế người Việt thường ngại bày tỏ quan điểm. 20+ tính năng trên giao diện tiếng Việt cũng giúp GapoWork đáp ứng nhu cầu “tất cả trong một” của người Việt.
GapoWork thuyết phục được gần 700 doanh nghiệp, tổ chức chỉ sau 1 năm nhờ thấu hiểu người dùng Việt |
akaBot (FPT Software), nền tảng tự động hóa từ Việt Nam, được Bloomberg liệt kê trong top Key Players Hyper Automation với gói giải pháp “may đo” cho doanh nghiệp (đặc biệt cho thị trường Việt Nam), giúp các SMEs xây dựng quy trình tự động hóa chỉ trong vài phút.
Dịch vụ tùy chỉnh theo nhu cầu thị trường
Sản phẩm công nghệ Việt Nam có khả năng lắng nghe người dùng và tùy biến tốt hơn so với các đại diện quốc tế bởi tận dụng lợi thế ngôn ngữ, cách thức trao đổi, môi trường xã hội.
MoMo, Moca, VNPay hiện đã chiếm 90% thị phần ví điện tử tại Việt Nam. Khả năng tùy chỉnh tối ưu, liên kết với tài khoản ngân hàng và các phần mềm bán hàng trong nước giúp hoạt động thanh toán hóa đơn trở nên tiện lợi.
Với mảng digital workplace, khả năng mở rộng với các ứng dụng khác luôn được xem xét kỹ lưỡng. Hiện các ứng dụng digital workplace đều mở full API để doanh nghiệp cắm thêm ứng dụng hiện có. Trong đó, sản phẩm “Make in Vietnam” GapoWork có đội ngũ công nghệ bản địa, sẵn sàng hỗ trợ tích hợp các nghiệp vụ sẵn có, hướng đến biến giải pháp công nghệ này thành cổng truy cập thiết yếu của doanh nghiệp.
20+ tính năng và khả năng tích hợp theo nhu cầu giúp GapoWork được đánh giá cao tại Việt Nam |
Chất lượng quốc tế, giá nội địa
Giải pháp công nghệ Việt Nam thường có giá hợp lý hơn bởi tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng trong nước và hạn chế chênh lệch tỷ giá.
Điều đó được chứng minh khi so sánh sơ lược mức giá của digital workplace quốc tế và nội địa trên thị trường Việt Nam. Nếu các phần mềm quốc tế có giá dao động từ $4 - $12/user/tháng (khoảng 100.000-300.000 đồng/tháng) thì đại diện Việt Nam GapoWork chỉ có mức giá từ $2/user/tháng (khoảng 50.000 đồng/tháng), bằng ½ đến ⅙ các ông lớn quốc tế.
Tăng cường bảo mật
Hoạt động trên server địa phương giúp kiểm soát tốt hơn quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cho các tổ chức Việt Nam. Thậm chí các doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống bảo mật riêng, tùy chỉnh theo yêu cầu khi dùng giải pháp Việt. Ví dụ như akaBot gây ấn tượng bởi thiết lập bảo mật đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của ngành Ngân hàng khi triển khai 75 robot tự động hóa nghiệp vụ cho TPBank.
Cũng bởi yếu tố bảo mật được đảm bảo bảo chứng nhận ISO 27001, nhiều ông lớn tại Việt Nam như BIDV… cũng như các chuỗi dịch vụ 30Shine, YODY đã lựa chọn giải pháp digital workplace đến từ nhà Gapo.
Hỗ trợ khách hàng 24/7
Với cùng múi giờ, các giải pháp công nghệ Việt có thể nhận thông tin và khắc phục các lỗi nhanh chóng, thậm chí có thể hỗ trợ tại điểm nếu cần thiết.
Những yếu tố trên khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng các giải pháp công nghệ nội địa trong quá trình vận hành, đem đến tín hiệu tích cực hiện thực hóa Chiến lược Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số của Việt Nam cho đến năm 2030.
Bình luận (0)