Vì sao thủy đậu, sởi nguy hiểm dịp tết?

19/12/2022 09:22 GMT+7

Tôi được biết thủy đậu và sởi có triệu chứng tương tự nhau, hai bệnh này đều nguy hiểm và dễ bùng phát dịp tết. Nhờ bác sĩ cho biết vì sao và vào thời điểm này tiêm vắc xin có kịp phòng bệnh hay không? Cảm ơn bác sĩ! (Lê Hoài, Hà Nội)

Tại Việt Nam, sởi và thủy đậu là hai trong những bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, thường bùng phát vào mùa đông hằng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Nguyên nhân do khí hậu lạnh ẩm mùa đông xuân tạo điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh phát triển mạnh. Mặt khác, thời tiết lạnh làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, gây tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster (VZV) với triệu chứng điển hình là sốt, đau đầu, phát ban dạng phỏng nước, ngứa toàn thân. Bệnh khởi phát từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, các chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12-24 giờ. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo.

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi Morbillivirus gây ra, có triệu chứng khởi phát là sốt nhẹ, tăng thân nhiệt, ho, chảy nước mũi, đau mắt đỏ, tiêu chảy. Vào ngày thứ 2, bệnh xuất hiện các hạt trắng có kích thước nhỏ như hạt vừng trên niêm mạc miệng (hạt Koplik) và tồn tại 12-14 giờ. Vào ngày thứ 4-6, người bệnh sẽ xuất hiện phát ban, ban có dạng nốt sẩn, kích thước nhỏ, mọc tuần tự từ sau tai rồi lan dần hai bên má, cổ, xuống ngực, bụng, tay, sau lưng, hông và chân. Sau khi lan khắp toàn thân, ban sẽ tồn tại đến ngày thứ 6 và dần dần biến mất.

Vì sao thủy đậu, sởi nguy hiểm dịp tết?- Ảnh 1.

Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa tối đa bệnh sởi, thủy đậu

Ảnh: Mộc Thảo

Bệnh sởi, thủy đậu rất dễ lây lan, nhất vào dịp Tết khi mọi người thường tiếp xúc, gặp gỡ nhau nhiều hơn ngày thường. Thủy đậu và sởi đe dọa nghiêm trọng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ bầu, người có hệ miễn dịch yếu, có thể gây những di chứng rất nặng đến hệ thần kinh. Nếu đồng mắc thủy đậu, sởi với các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là bệnh hô hấp, người bệnh sẽ dễ diễn biến nặng (viêm phổi, viêm não, suy hô hấp,...), nhập viện và tử vong.

Tiêm vắc xin là phương pháp tối ưu nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus thủy đậu và virus sởi, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin thủy đậu và sởi để chủ động phòng bệnh trong mùa đông xuân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán 2023.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai tiêm vắc xin phối hợp sởi-rubella-quai bị là Priorix (Bỉ) hoặc MMR II (Mỹ), đặc biệt Priorix có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Đối với vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam), được dùng cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên với lịch tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại 1-2 liều vắc xin phối hợp có thành phần sởi.

Với vắc xin thủy đậu, hiện có 3 loại vắc xin gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) với lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1-3 tháng, tùy độ tuổi bắt đầu tiêm. Riêng vắc xin Varilrix (Bỉ) có thể dùng cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

Vắc xin sởi và thủy đậu là vắc xin sống, giảm độc lực nên phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tốt nhất 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng để đạt miễn dịch tốt nhất cho mẹ và bé trong những tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi tiêm vắc xin.

Vì sao thủy đậu, sởi nguy hiểm dịp tết?- Ảnh 2.

t

Phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm vắc xin sởi, thủy đậu tốt nhất 3 tháng trước khi mang thai

Ảnh: Mộc Thảo

Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 100 trung tâm trên cả nước đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin, trong đó có vắc xin sởi và thủy đậu với nhiều chương trình ưu đãi giá. Tất cả vắc xin được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng dược hàng đầu trên thế giới và trong nước. Vắc xin được bảo quản bằng hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP đảm bảo chất lượng, hiệu quả tối ưu và an toàn cho người sử dụng.

BS.CKI Bạch Thị Chính,
Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.