Cả 2 nạn nhân đều tử vong và 2 trường hợp ấy đều diễn ra trên địa bàn TP.Hà Nội. Có phải chuyện người dân bất thình lình mất mạng như 2 trường hợp trên chỉ xảy ra ở Hà Nội? Câu trả lời không chỉ riêng Hà Nội, đi đâu trên đất nước này, bạn cũng đều có thể bắt gặp hình ảnh xe thồ, xe máy, xe xích lô... chở hàng cồng kềnh mà dân chúng gọi là “hung thần” đường phố, “đao phủ” hoặc “máy chém” di động.
tin liên quan
'Xe thần chết' ngang nhiên trên phốVụ cháu bé 9 tuổi tử vong vì bị tôn trên xe xích lô đậu bên đường cứa vào cổ là hồi chuông cảnh báo về tình trạng những chiếc 'xe thần chết' đang ngang nhiên chạy trên phố
Chở hàng cồng kềnh sẽ bị xử phạt, điều này ai cũng biết. Nhưng trong thực tế rất nhiều xe thô sơ chở hàng quá khổ, quá tải, quá nguy hiểm như tôn, kính, sắt cây... vẫn ngang dọc trên khắp các nẻo đường nội thị và ngoại ô. Tôn và kính cứa vào cổ cũng giống như dao bén, sắt cây đâm vào ngực chẳng kém gì cây lao nhọn. Cảnh sát giao thông địa phương nào cũng đều có ý thức phải phạt những ai chở hàng cồng kềnh nhưng không phải tất cả đều bị phạt. Tại sao? Vì 2 lý do sau: người hành nghề lái xe thô sơ chở mướn đa số thuộc tầng lớp nghèo khó với số lượng không hề ít và do vậy, mấy anh cảnh sát giao thông đôi khi vì thương cảm mà ngó lơ để họ mưu sinh. Cũng có thể vì những người chở mướn ấy nghèo quá nên có thổi vào thì họ chẳng có tiền đâu mà đóng phạt! Do đó, đừng ngạc nhiên khi thấy xe thô sơ chở hàng cồng kềnh, chở hàng nguy hiểm vẫn cứ ung dung chạy đầy đường. Đó là chưa kể đến chuyện những chiếc xe thô sơ này đã góp phần “tích cực” vào chuyện gây ách tắc giao thông.
Trước đây chính quyền cấm xe lam chở khách vì chạy ì ạch và gây ô nhiễm, người dân chuyển sang chạy ba gác máy chở hàng để tiếp tục công cuộc mưu sinh, cấm xe ba gác máy ồn ào, lạc hậu được cải tiến từ chiếc xe gắn máy cổ lỗ sĩ thì họ chuyển sang ba gác máy “made in China” trông có vẻ “sang” hơn.
Cuộc sống chẳng bao giờ dừng lại, nhưng vì tính mạng của đồng bào, chúng ta buộc phải hành động. Quyết định không phạt mà là tịch thu xe 3 bánh tự chế chở hàng cồng kềnh là một biện pháp mạnh tay của chính quyền TP.Hà Nội vừa đưa ra cũng nhằm vào mục đích ấy. Và, không chỉ riêng TP.Hà Nội, đã đến lúc chính quyền các tỉnh, thành khác trên cả nước phải có hành động quyết liệt đối với những “sát nhân di động” trên dường phố, vì chuyện sinh - tử của lương dân.
Bình luận (0)