Bầu cử Mỹ 2020: Cử tri Mỹ đăng ký đi bỏ phiếu thế nào?

03/11/2020 14:21 GMT+7

Người dân Mỹ không đợi đến ngày bầu cử chính thức mới đi bỏ phiếu bầu tổng thống mới, họ bắt buộc phải đăng ký cử tri trước. Họ có thể điền đơn đăng ký cử tri trực tiếp tại văn phòng bầu cử địa phương hoặc trực tuyến trên trang mạng của Văn phòng Đổng lý Tiểu bang.

Không phải mọi người dân Mỹ đều được bỏ phiếu bầu tổng thống

Theo bà Myrna Pérez, Giám đốc về quyền biểu quyết và bầu cử tại Trung tâm Tư pháp Brennan, nước Mỹ luôn xem trọng quyền bầu cử, nhưng trong suốt chiều dài lịch sử trên thực tế thì đã đặt rất nhiều rào cản trước thùng phiếu, hoặc thẳng thừng không cho phép một số nhóm người đăng ký bầu cử.
Tình trạng này đã xuất hiện từ cuộc bầu cử đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Năm 1776, John Adams, một trong số những nhà lập quốc và là tổng thống thứ 2 của nước Mỹ, viết thư cảnh báo rằng trao quyền bầu cử cho một số nhóm người, như phụ nữ và người nghèo, là một ý tưởng “nguy hiểm”.

John Adams, tổng thống thứ 2 của nước Mỹ, phản đối ý tưởng trao quyền bầu cử cho phụ nữ và người nghèo.

Kể từ kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đầu tiên năm 1788-1789, trong gần 100 năm, chỉ có đàn ông da trắng sở hữu tài sản mới được đi bỏ phiếu.
Khi dân số nước này tăng lên, các quan chức bầu cử gặp khó khăn khi quyết định ai nên được trao quyền bỏ phiếu. Năm 1800, Massachusetts là tiểu bang đầu tiên yêu cầu các cử tri đăng ký, và các bang khác cũng áp dụng theo.
Khi ngày càng có nhiều người đấu tranh giành được quyền bỏ phiếu, nhiều quy định đăng ký cử tri được đặt ra để ngăn chặn. Năm 1898, Louisiana có quy định ngăn chặn những người từng là nô lệ và con cháu của họ đăng ký đi bầu.

Những nô lệ tại Mỹ và con cháu họ cũng bị ngăn cản tham gia quá trình bỏ phiếu tổng thống trong một thời gian dài.

Năm 1908, để ngăn người Do Thái đi bầu cử ở New York, việc đăng ký diễn ra vào một kỳ lễ lớn của người Do Thái.
Tại miền nam nước Mỹ, các bài kiểm tra đọc viết nằm trong quy trình đăng ký cử tri, nhằm làm nản lòng người da màu, dân nhập cư và những người không có khả năng tài chính.
Trong hơn 10 tiểu bang miền nam, người dân phải trả phí đăng ký cử tri - thường được biết đến là “thuế bầu cử”.
Các quy định trên tồn tại suốt thời kỳ phân biệt chủng tộc, cho đến năm 1965, sự xuất hiện của Đạo luật Quyền Bầu cử giúp ngăn cấm mọi phân biệt đối xử đối với các cử tri Mỹ.

Người ủng hộ Tổng thống Donald Trump trong kỳ bầu cử năm 2020.

Reuters

Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, nhiều nhà hoạt động vì quyền bầu cử cho rằng vẫn còn nhiều rào cản đăng ký bầu cử, như yêu cầu bằng chứng quốc tịch. Các công dân có tiền án tiền sự cũng không được tham gia bỏ phiếu.

Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến khả năng đăng ký cử tri?

Nhiều người dân bắt buộc phải đổi chỗ ở vì đại dịch Covid-19 có thể phải cập nhật hồ sơ đăng ký cử tri của họ. Nhiều tiểu bang yêu cầu công dân phải sống trong khu vực một thời gian nhất định mới được bỏ phiếu tại tiểu bang đó. Điều này có thể khiến các cử tri gặp khó khăn trong quá trình bầu cử. Tuy nhiên, còn nhiều hy vọng là người dân Mỹ vẫn “mạnh mẽ tin tưởng vào quyền bầu cử cơ bản và nỗ lực đảm bảo một nền dân chủ toàn diện”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.