Tự động phát
Vì các lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19, cảnh tượng những con đường vắng bóng người tại Trung Quốc hồi tháng 2 hiện đang lặp lại ở châu Âu và nhiều nơi khác.
Hoạt động sản xuất giảm mạnh và phần lớn các chuyến bay phải ngưng hoạt động cũng góp phần làm sạch môi trường nhưng khi mọi việc cuối cùng trở lại như bình thường, các doanh nghiệp nỗ lực hoạt động hết công suất để bù đắp các tổn thất thì các cam kết môi trường có thể khó giữ nguyên.
|
Tình trạng này không phải mới. Khi khủng hoảng tài chính năm 2008 đẩy thế giới vào suy thoái kinh tế, mức thải carbon cũng giảm.
Khi kinh tế tăng trưởng trở lại, các chính phủ trên thế giới không thể ngăn chặn mức khí thải gia tăng.
Năm 2009, mức thải carbon toàn cầu giảm từ 32 gigaton xuống còn 31,5 gigaton. Đến năm 2010, mức thải tăng lên 33,2 gigaton. Năm 2019, mức thải carbon cao kỷ lục ở mức 36,8 gigaton.
Tháng 2.2020, mức thải CO2 ở Trung Quốc giảm 25% tương đương với 200 triệu tấn. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mức thải NO2 của Trung Quốc giảm mạnh. NO2 là khí thải từ các nhà máy điện, xe ô tô và nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên hiện Trung Quốc đã tái khởi động sản xuất.
Một lý do nữa khiến nhiều người lo ngại các mức khí thải sẽ tăng vọt: giá dầu thô giảm mạnh vì cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Xê Út và Nga.
|
Mức giảm giá này có thể ảnh hưởng đến mức cam kết giảm khí thải carbon. Nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để áp thuế khí thải carbon mạnh tay hơn.
Covid-19
Trung Quốc
virus corona
đại dịch Covid-19
cam kết môi trường
thuế khí thải carbon
ô nhiễm không khí
mức carbon
khí NO2
khí CO2
khí thải carbon
Bình luận (0)