Tự động phát
Những pha bay phản lực nguy hiểm như vậy thường cần phải cất cánh ở độ cao nhất định, có thể là từ trực thăng. Cột mốc đầy ấn tượng này được thực hiện tại Dubai ngày 14.2.
Tuy nhiên, đến ngày 17.2, Thái tử Dubai Sheikh Hamdan mới đăng đoạn phim lên mạng xã hội với nội dung: “Một cột mốc quan trọng trong nỗ lực đạt mục tiêu con người tự điều khiển chuyến bay 100%. Làm tốt quá, các anh".
|
Jetman Dubai là nhóm đứng sau dự án thiết bị bay phản lực đeo lưng này, được Triển lãm thế giới Expo 2020 tại Dubai hỗ trợ.
Nhóm cho biết đã thực hiện 100 lần cất cánh và hạ cánh, ít nhất 50 chuyến bay thử nghiệm trước khi phi công Vince Reffet đạt được cột mốc mới trên không với thiết bị được làm từ sợi carbon và có 4 động cơ phản lực nhỏ.
Phi công Reffet mô tả thành công trên là “kết quả của tinh thần làm việc nhóm chu đáo”.
“Mọi thứ được lên kế hoạch hoàn chỉnh đến từng giây. Đây là một bước thành công trong kế hoạch dài hạn.”
Mặc dù Reffet tiếp đất bằng dù lượn, nhóm nghiên cứu cho biết họ cũng đã tính toán việc chạm đất sao cho an toàn sau khi đạt được độ cao như vậy mà không cần bạt hứng.
Trước đó, trong một chuyến bay ngắn, Reffet đã thực hiện hàng loạt động tác nhào lộn ở độ cao thấp hơn và hạ cánh bằng động cơ phản lực.
Vào năm 2019, Reffet và đồng đội đã bay phản lực qua Động Thiên Môn – còn được gọi là Cổng Trời – tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, sau khi được thả từ một trực thăng giữa không trung.
Bình luận (0)