Vệ tinh gỗ - giải pháp thú vị của Nhật Bản để giảm rác vũ trụ

Nhật Uyên
Nhật Uyên
09/01/2021 09:29 GMT+7

Tập đoàn Nhật Bản Sumitomo Forestry và Đại học Kyoto đang cùng hợp tác để tạo ra vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới .

Với việc phát triển vệ tinh làm bằng gỗ, tập đoàn Nhật Bản Sumimoto Forestry muốn làm giảm mức độ nguy hiểm của vệ tinh cả trong trường hợp va chạm trên không gian lẫn khi bùng cháy trong bầu khí quyển.
Vệ tinh làm bằng gỗ đầu tiên có thể sẽ lên quỹ đạo trong năm 2023.
Đây là dự án nghiên cứu của công ty Nhật Bản Sumitomo Forestry và Đại học Kyoto.
Dự án sẽ bắt đầu thử nghiệm trên nhiều loại gỗ khác nhau trong các môi trường khắc nghiệt trên trái đất.
Rác thải vũ trụ đang là một vấn đề nhức nhối khi ngày càng nhiều vệ tinh được phóng lên khí quyển.
Sau khi ngừng hoạt động, vệ tinh bằng gỗ sẽ tự thiêu hủy mà không thải ra hóa chất độc hại vào khí quyển hay làm rơi mảnh vụn xuống trái đất.
Công ty Sumitomo Forestry, thuộc tập đoàn Sumitomo, được thành lập hơn 400 năm trước, cho biết, họ sẽ phát triển vật liệu gỗ có khả năng chịu được sự thay đổi nhiệt độ và ánh sáng.

Vệ tinh làm bằng gỗ đầu tiên có thể sẽ lên quỹ đạo trong năm 2023.

Chụp màn hình BBC

Các chuyên gia đã cảnh báo về mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ việc rác thải vũ trụ rơi xuống trái đất, khi nhiều tàu vũ trụ và vệ tinh được phóng vào không gian.
Các vệ tinh đang được sử dụng phổ biến cho viễn thông, tín hiệu, điều hướng và dự báo thời tiết. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia vũ trụ vẫn đang nghiên cứu những cách thức khác nhau để cắt giảm rác thải vũ trụ.
Hiện nay đang có gần 6.000 vệ tinh xung quanh trái đất, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Khoảng 60% trong số đó không còn hoạt động.
Công ty nghiên cứu Euroconsult ước tính rằng, 990 vệ tinh sẽ được phóng mỗi ngày trong thập kỷ này, nghĩa là đến năm 2028, có thể sẽ có 15.000 vệ tinh trên quỹ đạo.
Mảnh vụn vũ trụ di chuyển với tốc độ hơn 35 km/h, có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho bất kì vật thể nào nó va phải.
Năm 2006, một mảnh vụn vũ trụ nhỏ đã va phải Trạm vũ trụ Quốc tế, khiến cửa sổ siêu cường lực cũng bị mẻ một miếng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.