Viêm VA

07/05/2014 09:35 GMT+7

Con tôi 5 tuổi, thường xuyên bị chảy nước mũi, có khi nước mũi màu xanh, nghẹt mũi phải hả họng để thở. Đi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán bị viêm VA. Mong bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh này. Xin cám ơn bác sĩ.

Con tôi 5 tuổi, thường xuyên bị chảy nước mũi, có khi nước mũi màu xanh, nghẹt mũi phải hả họng để thở. Đi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán bị viêm VA. Mong bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh này. Xin cám ơn bác sĩ.(nguyenthikieut…@gmail.com)

BS.CK1 Huỳnh Thị Kim Cương, Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Y - Nha khoa Vạn Phước.

VA là hai từ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp végétation adenoide, còn gọi là sùi vòm họng. VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng, dày khoảng 2 cm, phát triển khi trẻ được 1 tuổi, hoạt động mạnh từ 3 - 6 tuổi và thoái hóa khi đến tuổi dậy thì. VA chứa nhiều tế bào lympho, đặc biệt là tế bào B. Các tế bào này có nhiệm vụ giữ vi khuẩn, khi vi khuẩn được nhận diện thì cơ thể sinh ra kháng thể chống lại. Trẻ em từ khi mới sinh ra đến 6 tháng tuổi, khi đó bé sử dụng kháng thể của mẹ truyền sang lúc mang thai, lượng kháng thể này cạn dần đến 6 tháng tuổi. Thường thì VA bắt đầu hoạt động từ 12 tháng tuổi, VA ngừng hoạt động ở tuổi dậy thì.

Triệu chứng: Viêm VA chia làm 2 thể:

Viêm VA cấp: Bé sốt cao, chảy nước mũi đục như mủ, nghẹt mũi. Một số bé bị kèm theo rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Viêm VA mãn: Bé bị chảy mũi thường xuyên, nước mũi có thể trong hoặc chuyển màu xanh hay đục. Trong thời kỳ bệnh kéo dài, bé nghẹt mũi thường xuyên phải há miệng để thở, đồng thời nước mũi chảy thò lò.

Biến chứng của viêm VA: Các biến chứng của viêm VA gồm: viêm tai giữa cấp; viêm tai giữa thanh dịch; viêm amydal cấp; viêm thanh nhiệt cấp; viêm phế quản, phế nang; rối loạn tiêu hóa.

Về điều trị:

Điều trị nội khoa: Giữ vệ sinh mũi, răng miệng, giữ mũi thông thoáng, xông mũi họng. Trường hợp VA quá to, trẻ bị khó thở thì phải thường xuyên hút mũi cho trẻ. Đối với viêm VA cấp: hạ sốt bằng thuốc hạ sốt như paracetamol kèm theo lau mát, kết hợp sử dụng kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng.

Điều trị ngoại khoa: Nạo VA khi VA to và gây biến chứng

- Nghẽn đường hô hấp: VA quá phát mãn gây khó thở, kèm hội chứng ngưng thở lúc ngủ (trong 7 giờ ngủ đêm em bé ngừng thở 30 lần, mỗi lần 30 giây), gây dị dạng mặt, làm giọng nói khác thường.

- Nhiễm trùng các vùng xung quanh: viêm mạn tính tái phát nhiều lần, viêm tai giữa thanh dịch, biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm đường hô hấp trên.

Chuyên mục do Y - Nha khoa Vạn Phước
(số 307F Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tài trợ.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc có thể gửi email, thư tín về chuyên mục theo địa chỉ: vanphuocclinic@gmail.com, bacsicuaban.tn@gmail.com hoặc Y - Nha khoa Vạn Phước để được giải đáp và tư vấn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.