Đây là quan điểm được GS Vladimir Kolotov (Viện Hồ Chí Minh, ĐH Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, LB Nga) chia sẻ tại phiên thảo luận về vị trí của Việt Nam trong trật tự mới của khu vực tại Hội thảo Quốc tế VN học lần thứ 5 diễn ra sáng 15.12 tại Hà Nội.
Theo ông Kolotov trò chơi địa chính trị trong vùng Đông Á đang bắt đầu bước vào một giai đoạn mới trong đó sự lớn mạnh của Trung Quốc và việc mở rộng vùng ảnh hưởng của nước này đã gây đe dọa quyền lợi của các cường quốc khác. Để ứng phó với tình hình Mỹ cố gắng kiềm chế Trung Quốc nhưng do là hai cường quốc hạt nhân, nên khả năng đối đầu trực tiếp giữa hai nước này là gần như không thể xảy ra.
Theo GS Kolotov chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông đã buộc các nước Đông Nam Á phải tìm đến đối trọng bên ngoài mà Mỹ là nước đứng đầu phe đối trọng đó. Cấu hình khu vực như thế đặt nền an ninh VN trước những thử thách lớn. GS Kolotov ví von Việt Nam hiện giống như một “đấng trượng phu” đứng trước ngã ba đường phải lựa chọn con đường định mệnh trước mặt của mình.
Hai lựa chọn ngả về Trung Quốc hay Mỹ theo GS Kolotov đều đặt VN vào những rủi ro lớn. “Lựa chọn tốt nhất của Việt Nam là áp dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh theo “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức duy trì lập trường của mình trong bất cứ tình huống nào”, GS Kolotov nhận định.
Có quan điểm tương đồng, GS Brantly Womack (Khoa Chính trị Ngoại giao, ĐH Virginia, Mỹ) cho rằng, tam giác quan hệ Việt - Trung - Mỹ đây là quan hệ đặc biệt phức tạp do sự bất cân xứng. Mỹ là quyền lực toàn cầu nhưng không còn là bá quyền, Trung Quốc đã trở thành quyền lực cơ bản ở khu vực châu Á còn VN là láng giềng quan trọng của Trung Quốc và thành viên ASEAN. Theo GS Womack, đối với Việt Nam, tam giác quan hệ này tạo cơ hội nâng cao vị thế nhưng đồng thời cũng sẽ tạo nên rủi ro nếu như Việt Nam liên minh với một trong hai bên.
Tại tham luận GS Womack cho rằng, quá khứ tham gia của Việt Nam trong quan hệ tam giác cho thấy các kết quả đan xem nhưng Việt Nam đã thành công trong việc quản lý quan hệ này từ năm 2001, theo đó Việt Nam đã cải thiện kinh tế thành công với cả Trung Quốc và Mỹ. Vấn đề an ninh chủ quyền có sự căng thẳng nhưng cũng được giải quyết bằng sự điều chỉnh tam giác.
GS Womack lưu ý rằng, 2017 sẽ là năm có nhiều sự không chắc chắn với thế giới cũng như khu vực với việc ông Trump trở thành Tổng thống của Mỹ… Trong khi đó nhiệm kỳ tiếp theo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc chưa rõ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hay thu hẹp quy mô các dự án “một vành đai, một con đường” hay Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) để biến khu vực thành nơi Trung Quốc đóng vai trò trung tâm.
“Dự báo sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị như cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế hồi 2007 vì có nhiều dấu hiệu tương đồng... Cần bình tĩnh, tập trung vào các vấn đề thay vì đương đầu, 2017 sẽ là một năm có nhiều thách thức”, ông Womack nhận định.
|
Nếu TPP không được thông qua, Trung Quốc sẽ là nước “ngư ông đắc lợi” nhất, từ đó sẽ tăng cường sức mạnh kinh tế trở thành cường quốc số 1 thế giới. “Tương lai đó không phải là môi trường có lợi cho cả Nhật Bản và Việt Nam”, GS Tsuboi nhận định.
tin liên quan
Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vực dậy TPPNgoại trưởng Mỹ John Kerry kỳ vọng sẽ vực dậy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn có thể bị Tổng thống đắc cử Donald Trump hủy bỏ.
Theo GS Thayer, Việt Nam đã khá khôn khéo khi tránh bị kẹt ở giữa của sự đối đầu chiến lược giữa một Trung Quốc đang nổi lên và Mỹ bằng cách theo đuổi cân bằng đa cực giữa bảy nước lớn là Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Anh Quốc và Pháp. Mục đích của quan hệ đối tác chiến lược là để cho mỗi nước đều có lợi ích ở Việt Nam, đồng thời ngăn chặn Việt Nam bị kéo vào quỹ đạo của một bên nào đó trong cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ, và cũng bảo đảm quyền tự trị chiến lược cùng sự độc lập của mình.
Nhận diện nguy cơ "diễn biến hòa bình" kiểu mới
Theo GS Vũ Dương Ninh (ĐHQG Hà Nội), sau 30 năm, công cuộc Đổi mới đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu song đất nước cũng đứng trước nhiều trở ngại lớn trên con đường phát triển của mình. Trong số những trở ngại này có di sản của các cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm cũng như các nguy cơ thách thức chủ quyền vẫn đang hiện diện; con người Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu xã hội công nghiệp hiện đại trước những biến chuyển của thời cuộc tạo sức ỳ trong sự phát triển của đất nước... Đặc biệt một trong những trở ngại là những nhận thức còn có phần mơ hồ về vấn đề tương đồng ý thức hệ trong quan hệ đối với Trung Quốc trong quá trình đổi mới, phát triển.
Theo GS Ninh mặc dù từ đầu những năm 90 quan hệ Việt - Trung đã được bình thường hóa nhưng đến nay quan hệ hai nước vẫn nằm trong trạng thái không bình thường, các nguy cơ thách thức đe dọa chủ quyền, lãnh thổ của VN vẫn hiện hữu. Theo GS Ninh, tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc hiện diện nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có nhiều vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng, nhiều hoạt động gây ô nhiễm, thậm chí là những thảm họa môi trường... cần được xem xét nghiêm túc.
“Phải chăng đây là hình thái của diễn biến hòa bình? Đã đến lúc nên mở rộng cách hiểu khái niệm này theo đúng nghĩa là sự xâm lấn từ từ lặng lẽ không bằng súng, đạn nhưng từng bước nhằm vào quyền tự chủ của dân tộc...”, GS Ninh nêu vấn đề. Theo GS Ninh, nên nhận thức rõ ràng và dứt khoát rằng nguy cơ này, từ đó có những đối sách thiết thực hiệu quả để ra khỏi “đám mây mù cùng ý thức hệ”, từ đó khắc phục một trở ngại lớn trên tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
|
Bình luận (0)