Việt Nam đầu tư hơn 3 tỉ USD vào Campuchia

13/01/2014 10:57 GMT+7

(TNO) Sáng 13.1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hunsen đồng chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại giữa Việt Nam – Campuchia lần thứ 4.

(TNO) Sáng 13.1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hunsen đồng chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại giữa Việt Nam – Campuchia lần thứ 4.

>> Việt Nam mong muốn Campuchia hòa bình, ổn định, hòa hợp dân tộc
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam hết sức ủng hộ Campuchia ổn định, phát triển
>> Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia
>> Phân đạm Phú Mỹ sẽ chiếm lĩnh thị trường Campuchia

Hội nghị có sự tham gia của 650 đại biểu, trong đó có 450 doanh nghiệp hai nước - đông đảo nhất từ trước tới nay.

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Thế Phương, hoạt động của doanh nghiệp tại Campuchia đang tăng cao và ngày càng hiệu quả. Tính đến hết tháng 12.2013, Chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho 143 dự án đầu tư tại Campuchia, với tổng vốn đăng ký đạt 3,035 tỉ USD. Hiện có 128 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 3 tỉ USD. Các dự án tập trung nhiều nhất là lĩnh vực nông lâm nghiệp (chiếm 51,1% tổng vốn đăng ký và 57% tổng vốn thực hiện), thứ hai là năng lượng (chiếm 26,7% tổng vốn đăng ký); thứ 3 là tài chính ngân hàng.

Trong đó một số dự án lớn như Dự án trồng cây cao su của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Nhà máy sản xuất phân bón Năm Sao Campuchia, Nhà máy sản xuất phức hợp đường, Ethanol và nhiệt điện tại tỉnh Karatie – Campuchia…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hunsen đồng chủ trị hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hunsen đồng chủ trì hội nghị - Ảnh: Anh Vũ

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn đứng sau một số quốc gia. Số liệu của Hiệp hội các nhà đầu tư sang Campuchia (AVIC) cho thấy, từ 1994 đến nay đã có gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vào Campuchia với khoảng 2.252 dự án, tổng vốn đăng ký ước đạt 55 tỉ USD. Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc trên 18 tỉ USD, thứ 2 Hàn Quốc hơn 5 tỉ USD… Việt Nam đứng 5 với hơn 3 tỉ USD.

Đặc biệt, số tiền giải ngân chỉ đạt khoảng 1,2 tỉ USD (chiếm 40% tổng vốn đăng ký).

Nguyên nhân đầu tư vào Campuchia chưa được như kỳ vọng của hai nước, theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch AVIC là do tồn tại một số khó khăn chưa được giải quyết. Một số dự án chưa triển khai theo kế hoạch dự kiến, một số nhà đầu tư còn có quan điểm đầu tư thu lợi trong ngắn hạn chưa chú trọng đến đầu tư trung và dài hạn. “Một số doanh nghiệp chưa chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật, cập nhật điều chỉnh chính sách mới của Campuchia để kịp thời điều chỉnh chiến lược. Về phía Campuchia, các khó khăn về cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, công tác quản lý vẫn còn chồng chéo…”, ông Hà nói.

Anh Vũ (từ Cung điện Hòa Bình, Phnôm Pênh)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.