Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu năm 2018 đã được EF (Education Fist, tổ chức giáo dục Thụy Điển), tổ chức giáo dục lớn nhất thế giới về ngôn ngữ, học thuật và trải nghiệm văn hóa, công bố vào tháng 11 vừa qua. VN xếp thứ 41/88 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu tham gia đánh giá đứng thứ 7/21 quốc gia châu Á tham gia đánh giá.
tin liên quan
Đề nghị Thủ tướng sớm đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thứ haiBảng xếp hạng dựa trên cơ sở dữ liệu kết quả của bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn của EF (EF SET) với 1,3 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngoại ngữ trên 88 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 8 quốc gia so với năm 2017).
Trong 21 quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á tham gia xếp hạng, đứng đầu là Singapore. Quốc gia này cũng đứng thứ 3/88 thứ hạng thế giới. Tiếp sau đó là Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Hồng Kông, Hàn Quốc. Trung Quốc xếp thứ 47, sau VN.
Kinh nghiệm ở các nước
Bảng xếp hạng này phản ánh đúng thực tế mặc dù không phải ngôn ngữ quốc gia nhưng tiếng Anh được cả Singapore, Malaysia, Philippines và Ấn Độ coi là ngôn ngữ chính thức, được sử dụng trong các hoạt động của chính phủ theo hiến định.
Tại Singapore, từ giữa thập niên 1950, các chính trị gia cấp tiến của nước này đã thúc đẩy chính sách giáo dục, trong đó học sinh từ tiểu học đều được trang bị tiếng Anh và ít nhất một ngôn ngữ chính thức khác là tiếng Hoa, Mã Lai, Tamil. Người dân Singapore hầu hết sử dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, trong tất cả các lĩnh vực đời sống.
Ở Philippines, phần lớn những người có học thức đều có thể sử dụng tiếng Anh và sách giáo khoa cũng được viết bằng ngôn ngữ này. Philippines hiện là một trong những điểm đến được nhiều bạn trẻ châu Á lựa chọn du học để trang bị tiếng Anh.
Còn ở Ấn Độ, chính phủ xem tiếng Anh và Hindi là hai ngôn ngữ chính, trong đó gần 100 triệu dân xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của họ, theo báo The Times of India.
Mục tiêu hiện nay về dạy học tiếng Anh đến năm 2025
Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22.12.2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 đã xác định các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non; đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2; đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12); đến năm 2025, 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo; 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ.
Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ)...
Tuệ Nguyễn
|
Bình luận (0)