Theo báo chí Trung Quốc (TQ), kể từ 15.5.2012, TQ bắt đầu cho cấp phát loại hộ chiếu mới áp dụng công nghệ cao, trong đó có gắn chip điện tử có lưu dấu vân tay, chữ ký và ảnh của người được cấp.
Cũng trong loại hộ chiếu mới này, TQ đã đưa vào bản đồ của mình, trong đó có in hình đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).
Đây là một trong những động thái mới của TQ nhằm tiếp tục tuyên truyền và quảng bá cho yêu sách "độc chiếm Biển Đông" của mình.
Đường lưỡi bò được TQ chính thức đưa ra Liên Hiệp Quốc vào tháng 5.2009, trong đó yêu sách gần như chiếm toàn bộ diện tích biển Đông.
Theo ông Lương Thanh Nghị, việc làm trên của phía TQ đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở biển Đông.
Ông Lương Thanh Nghị cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Bộ Ngoại giao TQ tại Hà Nội để trao công hàm phản đối và yêu cầu phía TQ hủy bỏ những nội dung sai trái in trong hộ chiếu điện tử nêu trên.
Trong một động thái tương tự, hôm nay Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã chính thức phản đối hành vi này của Trung Quốc.
ASEAN tham vấn giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông Cũng tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông thuộc khối ASEAN sẽ có một cuộc gặp tại Philippines để bàn về vấn đề này, ông Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam đã được phía Philippines thông báo về vấn đề này và hiện đang chờ thư mời chính thức, trong đó thống nhất về nội dung, cách thức tổ chức và thời gian của cuộc gặp. Theo hãng tin AFP, ngày 21.11, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp thứ trưởng Ngoại giao bàn về tranh chấp trên biển Đông với các nước Brunei, Malaysia và Việt Nam vào ngày 12.12 tại Manila. Theo ông Rosario đây là một trong những giải pháp để đưa vấn đề tranh chấp biển Đông đi đến một giải pháp hòa bình bằng con đường đa phương. Trước đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Phnom Penh (Campuchia), Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng đã thẳng thừng bác bỏ tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng các nước ASEAN đã thống nhất không “quốc tế hóa” tranh chấp biển Đông. Theo ông Lương Thanh Nghị, việc tham vấn giữa các quốc gia ASEAN về vấn đề biển Đông là việc làm bình thường và thường xuyên để thúc đẩy việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông cũng như thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982 và các thỏa thuận, cam kết đã có như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) 2002, Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông” và mới đây là Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm DOC. |
Nguyên Phong
>> Nhập sách giáo khoa nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam
>> Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa
>> Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền tại Hoàng Sa
>> Về việc Trung Quốc khai thông mạng ĐTDĐ ở khu vực Trường Sa: Hành vi vi phạm chủ quyền VN
>> Việt Nam phản đối hành vi vi phạm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
>> Trung Quốc tiến hành tập trận trên quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Bình luận