TNO

Việt Nam trang bị nhiều vũ khí hiện đại

13/01/2015 10:54 GMT+7

(Tin Nóng) Trang tin militaryparitet (Nga) ngày 11.1 dẫn thông tin từ 1 danh mục mua sắm vũ khí đăng trên 1 diễn đàn mạng Việt Nam cho biết tính đến năm 2014, Việt Nam đã đặt mua và sản xuất theo giấy phép nhiều chủng loại vũ khí hiện đại của nhiều nước, từ tàu chiến đến máy bay, xe bọc thép, tên lửa.

(Tin Nóng) Trang tin militaryparitet (Nga) ngày 11.1 dẫn thông tin từ 1 danh mục mua sắm vũ khí đăng trên 1 diễn đàn mạng Việt Nam cho biết tính đến năm 2014, Việt Nam đã đặt mua và sản xuất theo giấy phép nhiều chủng loại vũ khí hiện đại của nhiều nước, từ tàu chiến đến máy bay, xe bọc thép, tên lửa.


Hai tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 (như loại tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) đang đóng tại Tatarstan (Nga) cho Hải quân Việt Nam. Có thông tin cho rằng Việt Nam đặt đóng thêm 2 tàu nữa, nâng số tàu Gepard 3.9 lên 6 chiếc - Ảnh: Nhà máy đóng tàu Gorky, Nga

Trang tin của Nga đăng ảnh chụp một danh sách mua sắm vũ khí của Việt Nam từ 2005 đến 2014, có thời hạn giao hàng đến 2019, do một thành viên của diễn đàn Trái tim Việt Nam Online đưa lên mạng mới đây.

Theo danh sách này, Việt Nam nhập vũ khí, khí tài từ 11 nước, trong đó chủ yếu là từ Nga. Vũ khí, khí tài nhập từ những nước bạn hàng truyền thống như Nga, Romania, Ukraine đến cả phương Tây như Canada, Pháp, Hà Lan, Đức, và từ Israel, Brazil.

Danh sách này còn cho thấy Việt Nam đặt mua 360 xe bọc thép Guarani của Brazil, trị giá 800 triệu USD, bắt đầu giao hàng từ năm 2017; mua 2 hệ thống tên lửa phòng không Ý - Pháp Aster -30 (ký năm 2014, trị giá 800 triệu USD, giao hàng từ 2017), 24 hệ thống tên lửa phòng không Spyder (Israel, ký năm 2014, trị giá 1,2 tỉ USD, giao hàng 2016).

Việt Nam còn được cho là đặt mua từ tập đoàn Damen Hà Lan 2 tàu tuần duyên lớp OPV Holland (250 triệu USD, ký năm 2014, giao hàng 2016-17) và 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Sigma - 9814 (660 triệu USD, có tên lửa diệt hạm Exocet và VL Mica, ký năm 2014, giao hàng 2017-18). Các tàu này vừa đóng tại Hà Lan vừa tại Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam không chỉ đặt Nga đóng thêm 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 (cùng loại 2 tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) mà đặt đóng đến 4 tàu: 2 chiếc đầu (ký 2012) sẽ giao vào năm 2016 – 2017, và 2 chiếc tiếp theo ký năm 2014 sẽ nhận vào 2018-2019.

Danh sách cũng cho thấy Việt Nam vừa nhập nguyên chiếc, vừa sản xuất lắp ráp theo giấy phép của các hãng vũ khí, như máy bay hạng nhẹ, súng trường, kể cả tàu chiến.


Ảnh chụp danh sách mua sắm vũ khí của Việt Nam, trên trang mạng ttvnol.com


Còn đây là danh sách trên trang mạng ttvnol.com được cho là của SIPRI nhưng có thời gian tính đến 2014


Trong khi danh sách của SIPRI về mua sắm vũ khí của Việt Nam trên website của tổ chức này mới chỉ cập nhật đến 2013 – Nguồn: SIPRI ngày 13.1.2015


Tàu tuần duyên lớp Holland OPV của Damen (có thông tin cho là Việt Nam ký mua 2 chiếc) là loại tàu cỡ lớn, dài 108 m, ngang 16 m, lượng giãn nước đến 3.750 tấn, tầm hoạt động trên biển 5.000 hải lý (8.000 km), vũ trang 1 pháo 76 mm, 1 pháo 30 mm và 2 hệ thống súng máy điều khiển tự động - Ảnh: Damen

Thực ra đây là danh mục thống kê mua sắm vũ khí đăng trên website của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế (SIPRI, Thuỵ Điển). Trong phần nói về Việt Nam, website này chỉ cập nhật đến năm 2013 mà thôi, không có phần của năm 2014 như bản danh sách đăng trên diễn đàn mạng của Việt Nam. Nếu so sánh, ta sẽ thấy phần của SIPRI đến 2013 không có tên Brazil là nước cung cấp vũ khí cho Việt Nam như bản Excel của diễn đàn mạng Việt Nam.

Anh Sơn

>> Việt Nam mua vũ khí Nga tuỳ thuộc khả năng của nền kinh tế
>> Nhà máy Admiralty lập kỷ lục đóng và giao tàu ngầm Kilo
>> Tàu ngầm Hải Phòng đã vào Ấn Độ Dương
>> Hai chiến hạm lớp Đinh Tiên Hoàng đóng ở Nga sắp hoàn thiện
>> Hạm đội Hải Nam dè chừng tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.