Đầu giờ chiều 9.1, trước khi đại diện Viện KSND TP.HCM tiếp tục đọc cáo trạng, chủ tọa phiên tòa thông báo ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV, có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa với lý do đang điều trị bệnh.
Trong đơn, ông Trần Bắc Hà xin giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra và đề nghị HĐXX giữ nguyên lời khai để xem xét toàn bộ vụ án.
|
tin liên quan
'Đại án' Phạm Công Danh: Bị cáo Trầm Bê kiệt sức, ông Trần Bắc Hà vắng mặtTuy nhiên, chủ tọa phiên tòa cũng thông báo, trong chiều 9.1, HĐXX tiếp tục ký giấy triệu tập ông Trần Bắc Hà và những người đã có đơn xin vắng mặt.
Liên quan đến những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng có đơn xin xét xử vắng mặt, HĐXX đồng ý cho phép bà Hứa Thị Phấn vắng mặt tại phiên tòa vì luật sư của bà Phấn đã cung cấp bệnh án cho biết hiện sức khỏe của bà Phấn rất yếu.
Chủ tọa tiếp tục cho phép 2 bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê được qua phòng bên cạnh để các bác sĩ chăm sóc y tế; đồng thời chủ tọa yêu cầu luật sư của 2 bị cáo và đại diện VKS lập biên bản ghi nhận việc HĐXX cho phép 2 bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê được ngồi ngoài phòng xử án nghe cáo trạng
|
Trong ngày 9.1, đại diện Viện KSND TP.HCM đã dành thời gian đọc cáo trạng vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị cáo Phạm Công Danh (52 tuổi, quê Quảng Ngãi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN - VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank), Phan Huy Khang (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) cùng 43 đồng phạm khác, vì đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.
Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) cho biết trường hợp những người được triệu tập nếu vẫn liên tục vắng mặt sau nhiều lần HĐXX gửi giấy triệu tập thì tòa có quyền yêu cầu công an dẫn giải đến tòa.
Theo cáo trạng, từ năm 2013 - 2014, do cần tiền tiêu xài nhưng không thể trực tiếp rút tiền từ VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh (tập đoàn của Danh) sử dụng 29 công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 bộ hồ sơ khống vay vốn tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV. Danh dùng tiền của VNCB gửi vào 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh các khoản vay, sau đó bị 3 ngân hàng này thu hồi nợ từ tiền của VNCB, với tổng số tiền hơn 6.126 tỉ đồng (gồm Sacombank hơn 1.835 tỉ đồng, TPBank hơn 1.740 tỉ đồng, BIDV hơn 2.550 tỉ đồng).
Số tiền vay được từ 3 ngân hàng, Danh sử dụng cho mục đích cá nhân. Do các công ty Danh dùng làm hồ sơ vay khống, không có tiền trả nợ; VNCB thực hiện việc bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, dẫn đến VNCB thiệt hại toàn bộ số tiền gửi tại 3 ngân hàng là hơn 6.126 tỉ đồng.
Đối với bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang, cáo trạng nêu cả hai bị cáo đã bàn bạc, thống nhất cho Danh vay tiền tại Sacombank. Cụ thể, Trầm Bê chỉ đạo Khang yêu cầu cấp dưới làm thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho Danh vay. Hồ sơ cho vay đều lập khống, các công ty vay vốn đều không có hoạt động kinh doanh, không thẩm định, không kiểm tra sau khi cho vay, bỏ mặc Danh sử dụng tiền vay trái quy định.
|
Bình luận (0)