Trung bình mỗi năm (trong 30 năm qua), Biển Đông của VN xuất hiện 12 cơn bão (cả áp thấp nhiệt đới - ATNĐ). Trong đó có khoảng 5 - 6 cơn đi vào đất liền. Nhưng trong năm nay, tính đến thời điểm này đã có đến 16 cơn bão kèm theo 4 cơn ATNĐ. Như vậy số lượng cơn bão và ATNĐ nhiều gần gấp đôi trung bình hằng năm. Năm nay ghi nhận nhiều hiện tượng thời tiết bất thường hơn mọi năm có thể do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Sự kéo dài của mùa mưa bão năm nay là do hiện tượng La Nina (nhẹ) hoạt động và còn kéo dài trong 3 tháng tới, những hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra nhiều nơi trên cả nước ta.
Theo chuyên gia Lê Thị Xuân Lan, để phòng tránh, hạn chế những thiệt hại khi bão tràn vào đất liền thì cần tích cực chuẩn bị đề phòng. Ở những vùng nông thôn, nhà hầu hết có mái tôn hoặc tranh nên chằng chống thêm cột bốn phía, buộc nẹp vào mái nhà đề phòng tốc mái. Ngoài ruộng nên đào thêm rãnh cho thông nước, mùa màng nếu đã chín nên gặt chạy trước hoặc đạp cho lúa rạp xuống. Cây cối nên chặt bớt lá, nhất là những cây có lá to dễ đổ. Súc vật thì phải tập trung lại đưa đến nơi an toàn.
Khi bão đổ bộ vào nước ta thời gian có gió mạnh kéo dài nhất có thể hơn một ngày. Khi bão chưa vào thì trên đất liền có gió chủ yếu hướng tây bắc, nếu bão đi vào khu vực ta đang sống thì gió tây bắc không đổi và mạnh dần lên, khi tâm bão gần đi qua thì gió mạnh nhất.
Lúc tâm bão đi qua gió nhẹ hoặc lặng gió kéo dài khoảng 30 phút tới một giờ, sau đó gió lại mạnh lên đột ngột và đổi sang hướng đông nam, ngược lại. Không ít người lầm tưởng là bão đã suy yếu nên không chuẩn bị đề phòng chống gió mạnh trở lại sau khi tâm bão đi qua.
tin liên quan
Khốn khổ vì mưa lũ dồn dậpTừ tối 3.12 đến chiều 4.12, lũ tiếp tục dâng cao khiến hàng chục ngàn hộ dân ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên bị cô lập, lực lượng chức năng đã di dời nhiều hộ dân đến nơi an toàn
Bình luận (0)