Tổng cục Thi hành án dân sự chấn chỉnh cán bộ sách nhiễu

05/03/2017 07:40 GMT+7

Ông Hoàng Sỹ Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, vừa ký văn bản gửi cục trưởng cục thi hành án dân sự các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư để chấn chỉnh, nhắc nhở về công tác cán bộ.

Theo Tổng cục Thi hành án dân sự, nhiều địa phương không xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác nên đã thực hiện việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác một cách tùy tiện; không chú trọng công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức nên không tạo được sự đồng thuận, dẫn đến khiếu nại, tố cáo mất đoàn kết nội bộ.
Ông Hoàng Sỹ Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự  Ảnh: T.Sơn

tin liên quan

Nhiều cán bộ thi hành án bị hành hung
Chiều 13.2, ông Phan Bửu Đường, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Kiên Giang cho biết Cục đang phối hợp, cung cấp thêm thông tin để cơ quan chức năng điều tra, xử lý các đối tượng hành hung nhiều cán bộ công chức Chi cục THADS TP.Rạch Giá và Cục THADS tỉnh.
Có nơi có biểu hiện lạm dụng việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác để kéo bè cánh, hoặc trù dập cán bộ. Thậm chí một số địa phương còn có biểu hiện tiêu cực trong việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, lợi dụng để điều động công chức là con, em được xét tuyển vào cơ quan thi hành án dân sự thuộc khu vực được xét tuyển, về địa bàn không được xét tuyển...
Qua thực hiện chuyển đổi vị trí công tác trong năm 2016, nhiều vi phạm đã được phát hiện, trong đó có những vụ việc Tổng cục Thi hành án dân sự phải có văn bản đề nghị cơ quan công an điều tra xem xét trách nhiệm hình sự như ở Đồng Nai, Hà Nội, Cần Thơ, Hậu Giang…
Bên cạnh đó, một số địa phương còn bổ nhiệm công chức thiếu tiêu chuẩn, điều kiện. Một số địa phương đề nghị bổ nhiệm chấp hành viên không qua thi tuyển hoặc cử công chức không đủ 3 năm làm công tác pháp luật tham gia thi tuyển chấp hành viên (Kon Tum, Phú Yên, Đà Nẵng, Long An). Cá biệt, ở Bình Định còn bổ nhiệm kế toán, lái xe làm thẩm tra viên.
Tổng cục Thi hành án dân sự cho rằng, kỷ luật kỷ cương tại một số địa phương bị buông lỏng. Tình trạng công chức cố tình làm trái quy định pháp luật để trục lợi hoặc nhũng nhiễu, gây khó khăn để vòi vĩnh đương sự trong quá trình tổ chức thi hành án vẫn còn khá nhức nhối, nhất là ở cấp chi cục.
Một số địa phương thiếu kiên quyết trong việc xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm, kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật chưa tương xứng với mức độ, hành vi vi phạm, nên không đảm bảo tính răn đe, giáo dục như ở Phú Thọ, Cà Mau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.