Thời gian qua, hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng đã liên tục đưa ra những giải pháp để chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng từ việc cơ cấu lại nợ và thời gian trả nợ đến giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ trên nhiều kênh đặc biệt tập trung giảm với các kênh giao dịch điện tử.
Hoạt động giao dịch tại Vietcombank |
Ảnh: TP |
Chia sẻ để vượt qua khó khăn
Năm 2021, cả thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi dịch bệnh.
Với Vietcombank, mặc dù hoạt động kinh doanh dịch vụ, phát triển khách hàng bị tác động bởi đại dịch Covid-19 nhưng với các giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm, các chỉ tiêu kinh doanh vẫn đảm bảo duy trì và có những điểm nhấn như đến hết quý 3/2021, dư nợ tín dụng đạt 923.385 tỉ đồng, đạt mức tăng trưởng 11,5% so với cuối năm 2020 và đã hoàn thành ở ngưỡng 98% kế hoạch cả năm. Cơ cấu tín dụng tăng trưởng đúng định hướng, cụ thể: tín dụng bán lẻ tăng trưởng cao so với tín dụng bán buôn với tỷ trọng tín dụng Bán lẻ đạt 53,66%. Đây được xem là mức tăng trưởng cao trong toàn hệ thống TCTD.
Một loạt các giải pháp đã được triển khai kịp thời để hỗ trợ cho khách hàng. Cụ thể, Vietcombank đã có những biện pháp đồng bộ như sau:
Thứ nhất: thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 14 ngày 7.9.2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN) trong đó mở rộng đối tượng khách hàng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở chất lượng danh mục khách hàng, danh mục các khoản nợ đồng thời chịu ảnh hưởng bởi diễn biến của dịch và tình hình triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại từng địa phương. Thứ hai: thực hiện liên tục các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ liên quan đến gói sử dụng tài khoản, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Vietcombank, miễn phí chuyển tiền vào các quỹ ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 với toàn bộ các khách hàng cá nhân và tổ chức, bên cạnh các chính sách miễn giảm đặc biệt cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng đặc thù khác. Thứ ba: chủ động giảm lãi suất cho vay (mức lãi suất rất thấp trong lịch sử từ trước tới nay) để KH có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh. Thứ tư: tập trung công tác an sinh xã hội cho việc phòng, chống dịch Covid-19 của các địa phương và ngành y tế và cuối cùng là tăng cường các biện pháp số hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng và người dân trong giao dịch ngân hàng. Đó là những biện pháp mà Vietcombank đã triển khai trong suốt thời gian xảy ra dịch Covid-19 cho đến nay để hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn.
Phục hồi kinh tế là mục tiêu hướng đến
Trong những tháng còn lại của năm 2021 và hướng tới năm 2022, Vietcombank - ngân hàng hàng đầu Việt Nam tiếp tục thực hiện phương châm hành động “Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững” đồng thời kiên định với quan điểm chỉ đạo, điều hành: “Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo” mà trọng tâm là đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu hoạt động, đảm bảo tăng trưởng bền vững, hiệu quả cao và nâng cao năng suất lao động, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phục hồi kinh tế.
Từ năm 2020 đến nay, Vietcombank đã liên tục triển khai 9 đợt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và thiên tai. Gần nhất, gói lãi suất hỗ trợ khách hàng triển khai từ tháng 8.2021 tới nay tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam trong các tháng cuối năm 2021 dự kiến lên tới 1.000 tỉ đồng. Như vậy, trong năm 2021, dự kiến quy mô giảm lãi mà Vietcombank dành cho khách hàng của mình sẽ lên tới khoảng 7.100 tỉ đồng. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, Vietcombank cũng đã thực hiện cam kết tài trợ cho công tác an sinh xã hội, các nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương và ngành y tế với quy mô lên tới khoảng 350 tỉ đồng. Toàn thể CBNV Vietcombank cũng đã dành một ngày lương để ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bình luận (0)