VIMC muốn đảm bảo tiến độ dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Mai Hà
Mai Hà
06/01/2023 18:57 GMT+7

Lợi nhuận năm 2022 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tăng “khủng” nhờ sự đóng góp của vận tải biển và cảng biển, giúp doanh nghiệp này từ âm vốn chủ sở hữu sang dương.

Theo báo cáo mới đây của VIMC, trong năm 2022, sản lượng hàng thông qua cảng biển ước đạt 124 triệu tấn (đạt 93% so kế hoạch); doanh thu hợp nhất ước đạt 15.041 tỉ đồng; lợi nhuận đạt 3.129,5 tỉ đồng (vượt 124% so kế hoạch). Trong đó, lợi nhuận khối vận tải biển năm 2022 chiếm tỷ trọng cao nhất, ước đạt 1.869 tỉ đồng.

Vận tải biển, cảng biển lãi "khủng" giúp VIMC đạt lợi nhuận tới hơn 3.100 tỉ đồng trong một năm khó khăn

VIMC

“Thời điểm 5 - 7 năm trước, vốn chủ sở hữu VIMC từ âm 7.600 tỉ đồng nay đã đảo chiều dương và hiện đạt hơn 13.800 tỉ đồng. Đời sống người lao động ngày càng được cải thiện với mức lương bình quân năm 2022 là 16,6 triệu đồng/người trong toàn hệ thống”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC, nêu.

Trong bối cảnh thị trường liên tục biến động do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chiến tranh, dịch bệnh, VIMC thường xuyên theo dõi, cập nhật, nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường vận tải biển, cảng biển, logistics trong nước và quốc tế...

Năm 2013, VIMC nhận định thị trường tàu hàng rời, tàu container sẽ suy giảm mạnh. Lý do, lạm phát cao và gia tăng ở nhiều quốc gia, suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tới năng lực mua sắm hàng hoá, lượng hàng tồn kho tích trữ nhiều.

Lĩnh vực cảng biển cũng tiếp tục gặp nhiều bất lợi do nguồn hàng có nguy cơ suy giảm bởi các yếu tố đầu vào của thị trường và số lượng đơn hàng sụt giảm khiến các nhà máy phải hoạt động cầm chừng, đóng cửa; xuất nhập khẩu của Việt Nam có dấu hiệu chững lại từ quý 4/2022.

Từ đó, doanh nghiệp này đưa ra kịch bản điều hành sản xuất, kinh doanh của năm 2023 bao gồm: sản lượng vận tải biển dự kiến 17,7 triệu tấn; sản lượng khối cảng biển 134,7 triệu tấn; doanh thu hợp nhất 13.354 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế 2.330 tỉ đồng.

“Mục tiêu của VIMC năm nay là hoàn thiện hệ sinh thái với trọng tâm phát triển hệ thống cảng nước sâu, làm cơ sở hình thành và phát triển chuỗi dịch vụ cho hàng container và hàng rời; nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm như: dự án đầu tư bến 3, 4 Lạch Huyện, dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, dự án Cảng nước sâu Liên Chiểu,” ông Tĩnh nhấn mạnh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.