Nhờ sự giúp đỡ của Huyện đoàn Quảng Ninh, Nguyễn Văn Hoàng (thôn Tân Định) và Trương Thị Hoài (thôn Tân Hải) được hỗ trợ 30 triệu đồng và phân chia cụ thể như sau: mua 600 con vịt biển giống trị giá hơn 10 triệu đồng, 40% giá trị thức ăn hỗn hợp hơn 18 triệu đồng, 40% thuốc sát trùng trị giá 720.000 đồng. Ngoài ra, hai thanh niên này còn được hỗ trợ tập huấn, kỹ thuật, quản lý và thẩm định mô hình.
Giống vịt thực hiện mô hình là giống vịt biển 15 - Đại Xuyên do Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (thuộc Viện Chăn nuôi) nghiên cứu và nuôi thử nghiệm thành công ở nhiều vùng biển các tỉnh có độ mặn cao. Sau khoảng 2 tháng (tháng 6 - 8), kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến 99%, vịt biển phát triển tốt, đạt bình quân 2,5 kg/con.
tin liên quan
Khởi nghiệp từ sông nước“Khả năng thích ứng của vịt cao khi có thể sống trong nước ngọt hoặc nước có độ mặn. Vịt ăn được thức ăn công nghiệp lẫn thức ăn thừa hằng ngày hay các phế phẩm từ biển. Xét về chất lượng thịt thì vịt biển rất thơm ngon”, anh Hoàng chia sẻ.
Theo tính toán, chi phí cho mỗi con vịt hết hơn 87.000 đồng/con trong 2 tháng; thời điểm bán có giá trung bình 47.500 đồng/kg, như vậy mỗi con được hơn 118.000 đồng. Lợi nhuận đạt hơn 31.000 đồng/con, tổng thành hơn 18 triệu đồng.
Hải Ninh là xã ven biển có diện tích hoang hóa lớn, lại có lực lượng lao động nhàn rỗi nên phù hợp để nuôi vịt biển. Đánh giá ban đầu của các cơ quan chuyên môn là hoàn toàn có thể triển khai, nhân rộng mô hình này.
Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó bí thư Huyện đoàn Quảng Ninh, cho biết thời gian tới huyện đoàn tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để tuyên truyền thanh niên trẻ tham gia mô hình, đồng thời tìm kiếm chính sách, nguồn lực để hỗ trợ tối đa cho thanh niên làng biển.
Bình luận (0)