Vitamin A: Chức năng chủ yếu là thúc đẩy sự tổng hợp
protein. Thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn của nam giới, tuyến thượng bì của ống dẫn tinh bị thay đổi, bao tinh hoàn thu nhỏ, tuyến tiền liệt bị sừng hóa. Còn buồng trứng của phụ nữ khi thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của hormone nữ. Vitamin A hiện diện trong lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá, nội tạng động vật...
Vitamin B12: Nam giới nếu thiếu vitamin này thì lượng tinh dịch sản sinh thấp hơn, tác động đến chức năng sinh lý thông thường. Thức ăn giàu vitamin B12 gồm: nội tạng động vật, thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa bò, sữa chua...
Vitamin B2: Khi cơ thể thiếu vitamin B2, tầng niêm mạc của cơ thể sẽ xuất hiện những bệnh về niêm mạc, tạo sự mất cân bằng trong quá trình thay thế tế bào niêm mạc. Biểu hiện cụ thể là niêm mạc trở nên mỏng đi, tầng niêm mạc bị tổn thương, mạch máu nhỏ dễ bị vỡ. Tổn thương tạo thành đối với cơ quan sinh dục nữ càng trở nên nghiêm trọng, triệu chứng điển hình là âm đạo bị khô, niêm mạc âm đạo bị sung huyết. Sau khi bổ sung vitamin B2, các triệu chứng trên sẽ giảm dần. Vitamin B2 có nhiều trong lúa mì, rau xanh, nội tạng động vật...
Vitamin C: Có thể giảm sức ngưng tụ của tinh tử, có lợi cho việc hóa lỏng tinh dịch. Gen di truyền ADN trong tế bào tinh tử được bảo vệ nhờ công năng kháng ô-xy hóa của vitamin C. Nếu thiếu vitamin C kéo dài có thể dẫn đến việc giảm năng lực thụ tinh. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, táo đỏ, đào...
Vitamin E: Cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao tính vận động của mao mạch, đặc biệt là mao mạch ở cơ quan sinh dục, có thể làm tăng sự sinh trưởng của tinh tử. Dầu thực vật là nguồn cung cấp nhiều vitamin E hơn cả; đặc biệt hàm lượng vitamin E có nhiều trong vừng, thịt nạc, trứng, lạc, đậu, dưa, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngô, rau có màu vàng...
Nhật Vân
(tổng hợp)
Bình luận (0)