Ngày 23.3, tại hội nghị triển khai kế hoạch 2017 - 2022 dự án Trung tâm vũ trụ VN, ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia (Viện Hàn lâm KH-CN), cho biết đến thời điểm này, trung tâm đã phát triển thành công vệ tinh PicoDragon (1 kg), tới đây sẽ triển khai 4 dự án: vệ tinh NanoDragon (4 - 6 kg), Micro Dragon (10 kg), LOTUSSat-1 và 2 (600 kg).
tin liên quan
VINASAT-1 đã vào không gian5 giờ 17 phút sáng 19.4 đã đi vào lịch sử ngành viễn thông Việt Nam khi vệ tinh đầu tiên của Việt Nam bay vào không gian.
>> Vệ tinh được khai thác như thế nào?
Phóng vệ tinh VINASAT-1 lên quỹ đạo (VTV)
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (VTV)
Năm 2019, vệ tinh LOTUSSat-1 sẽ được phóng. Đến năm 2022, các hạ tầng kỹ thuật hiện đại dùng cho nghiên cứu, lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh cũng sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động để tiến tới phát triển vệ tinh LOTUSSat-2 “made in Vietnam”.
Với 2 vệ tinh công nghệ cảm biến radar hiện đại này, VN có khả năng quan sát toàn bộ lãnh thổ và vùng biển quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết, với tốc độ phân giải cao, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường. Song song với việc thực hiện các dự án vệ tinh, Trung tâm vệ tinh quốc gia đã và đang nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống mô phỏng, xác định và điều khiển tư thế vệ tinh quan sát trái đất có trình độ chính xác cao; tham gia đề tài tiếp cận kỹ thuật phóng tên lửa đẩy tầm thấp bằng mô hình vật lý dựa trên mẫu tên lửa thử nghiệm TV-1.
Bình luận (0)