VNVC và Sanofi ký kết hướng tới sản xuất vắc xin tại Việt Nam

09/10/2024 17:30 GMT+7

Hệ thống trung tâm tiêm chủng hàng đầu Việt Nam VNVC và Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi (Pháp) vừa ký kết biên bản định hướng về việc hợp tác sản xuất một số vắc xin của Sanofi tại nhà máy VNVC ở Việt Nam.

VNVC và Sanofi ký kết hướng tới sản xuất vắc xin tại Việt Nam- Ảnh 1.

Lễ ký kết biên bản định hướng về hợp tác sản xuất vắc xin của VNVC và Sanofi diễn ra tại Paris (Pháp) có sự chứng kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Pháp; ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp cùng các lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam, lãnh đạo VNVC và Sanofi.

Theo nội dung ký kết, Sanofi sẽ chia sẻ kiến thức và chuyên môn rộng rãi về công nghệ sinh học với VNVC để tạo điều kiện cho việc dần đưa vào sản xuất các vắc xin thiết yếu tại nhà máy của VNVC ngay tại Việt Nam.

Thỏa thuận hợp tác quan trọng này được kỳ vọng không chỉ tăng cường khả năng tiếp cận vắc xin dễ dàng hơn cho người dân Việt Nam mà còn góp phần đảm bảo nguồn cung vắc xin ổn định, góp phần chăm sóc tốt sức khỏe người dân

Sự kiện tiếp tục khẳng định năng lực mạnh mẽ của Hệ thống tiêm chủng VNVC trong lĩnh vực phân phối, nhập khẩu, triển khai tiêm chủng vắc xin an toàn, chất lượng cao rộng khắp Việt Nam được đối tác Sanofi đánh giá cao , đồng thời cho thấy vai trò tiên phong của VNVC trong đổi mới sáng tạo, hợp tác quốc tế chuyên sâu về khoa học công nghệ và đầu tư lớn nhằm phát triển năng lực sản xuất vắc xin hiện đại cho Việt Nam.

Ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp gặp mặt PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo Hội hữu nghị Việt-Pháp, lãnh đạo của Bộ Y tế và lãnh đạo của VNVC tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trước lễ ký kết

Ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp gặp mặt PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo Hội hữu nghị Việt-Pháp, lãnh đạo của Bộ Y tế và lãnh đạo của VNVC tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trước lễ ký kết

Phát biểu tại lễ ký kết, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Pháp, chuyên gia về vắc xin cho biết đây là sự kiện đáng ghi nhớ trong lĩnh vực sản xuất vắc xin của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ký kết định hướng hợp tác về chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc xin trình độ cao với tập đoàn hàng đầu thế giới như Sanofi để sản xuất các vắc xin quan trọng ngay tại Việt Nam.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cũng đánh giá cao thảo luận hợp tác của VNVC và Sanofi là sự tiếp nối chủ trương nâng tầm hợp tác của Việt Nam và Pháp, cụ thể là hợp tác sản xuất vắc xin giữa hai doanh nghiệp lớn của hai nước. Hợp tác y tế giữa hai nước cũng luôn được lãnh đạo cấp cao và các nhà chuyên môn, hoạch định chính sách của hai phía chú trọng từ xưa đến nay.

Ông Burak Pekmezci, Giám đốc Quốc gia Sanofi tại Việt Nam, cho biết Sanofi là một trong những nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, với hơn nửa tỷ người trên toàn cầu đã tin dùng sản phẩm của hãng mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, trong năm 2023, Sanofi đã cung cấp hơn bảy triệu liều vắc xin chất lượng cao.

"Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất vắc xin, Sanofi mong muốn được chia sẻ kiến thức và đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế cũng như nâng cao sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam", ông Burak Pekmezci bày tỏ.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết sắp tới VNVC sẽ xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới theo tiêu chuẩn EU GMP (thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn châu Âu) tại tỉnh Long An. Trong đó, VNVC chú trọng hợp tác đầu tiên với Sanofi nhằm tiến tới sản xuất một số loại vắc xin và thuốc sinh học quan trọng, từ đó chủ động cung ứng cho Việt Nam. Kế hoạch này thực hiện đúng theo định hướng của Chiến lược Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 23.1.2024.

Hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP của VNVC có thể bảo quản cùng lúc hơn 400 triệu liều vắc xin an toàn, chất lượng cao

Hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP của VNVC có thể bảo quản cùng lúc hơn 400 triệu liều vắc xin an toàn, chất lượng cao

Theo ông Ngô Chí Dũng, Việt Nam hiện đã sản xuất một số loại vắc xin, chủ yếu phục vụ cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Trong khi đó nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh của trẻ em và người lớn ngày càng tăng cao.

Trong 8 năm qua, VNVC đã rất nỗ lực để đàm phán, nhập khẩu số lượng lớn các loại vắc xin quan trọng, vắc xin thế hệ mới. Tuy nhiên, hoạt động này phụ thuộc vào các nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển và tốn nhiều thủ tục, thời gian cũng như chi phí. Chưa kể, nhiều loại vắc xin quan trọng khác hiện nay đang được phân bổ cho các quốc gia có dịch bệnh hoặc thị trường ưu tiên.

"Do đó, việc nỗ lực tham gia các chuỗi sản xuất của các hãng vắc xin là chiến lược quan trọng để sản xuất vắc xin chủ động, hạn chế việc thiếu hụt vắc xin, đồng thời giúp Việt Nam chủ động trong các chiến lược phòng chống dịch. Thảo luận hợp tác này tiếp tục khẳng định tầm nhìn, sứ mệnh của VNVC là nỗ lực cung ứng đầy đủ các loại vắc xin quan trọng, dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao, dễ tiếp cận với chi phí hợp lý cho tất cả người dân Việt Nam", ông Ngô Chí Dũng cho biết thêm.

Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh tại VNVC.

Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh tại VNVC.

Là đối tác chiến lược toàn diện với Sanofi và nhiều hãng dược phẩm hàng đầu, từ khi thành lập đến nay, VNVC đã đàm phán với các nhà sản xuất để nhập về số lượng lớn vắc xin và đưa về Việt Nam 14 loại vắc xin mới.

Hiện VNVC đang triển khai tiêm 10 loại vắc xin của Sanofi gồm: 6 trong 1 Hexaxim, 5 trong 1 Pentaxim, 4 trong 1 Tetraxim, 3 trong 1 ngừa bạch hầu ho gà uốn ván Adacel, viêm não Nhật Bản Imojev, dại Verorab, cúm tứ giá Vaxigrip Tetra… Theo kế hoạch, VNVC sẽ đàm phán để từng bước tham gia sản xuất và nhận chuyển giao công nghệ của một số loại vắc xin trong danh mục này của Sanofi.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.