Heo tại xưởng được chuẩn bị lên ý tưởng và bắt đầu thi công từ tháng 11 và hiện tại đang được hoàn thiện những bước cuối cùng trước khi xuất xưởng.
Con lớn nhất có chiều cao tới 4 mét có trọng lượng tới 30kg, con nhỏ nhất khoảng hơn 1 mét, có trọng lượng từ 4 - 5kg.
Heo khổng lồ chào xuân Kỷ Hơi
Thực hiện: Thùy Dương - Nhật Diễm
|
Công đoạn đầu tiên và cũng là công đoạn khó khăn nhất để làm ra những chú heo đó chính là điêu khắc trên xốp. Việc làm này đòi hỏi người thợ phải có tư duy thẩm mỹ và nắm chắc quy luật dựng hình, bố cục vật thể.
Anh Nguyễn Quốc Thuận, con trai nghệ nhân Võ Tòng đã theo học và làm công đoạn này được 20 năm chia sẻ: "Mấy con đó nó không phải là lợn bình thường, mình cách điệu nó có tay có chân gần giống như con người rồi. Ban đầu mình phác họa cái mẫu trước. Mẫu 2 chiều, chiều ngang và chiều dọc. Mình cắt bằng máy 2 chiều đó xong mình gọt vô từ từ. Mới đầu mình tạo thô trước. Mình tạo ra cái dáng, bố cục, tư thế của con lợn đó. Mình đặt vị trí của tay, chân, mắt, mũi cho đúng. Mình gọt vô từ từ đến phần chi tiết như mắt, mũi, mí mắt, lỗ mũi, móng. Xong mình làm láng lại hoàn chỉnh".
Anh Nguyễn Quốc Thuận với chú heo tư thế nhảy...hip hop
|
Theo đánh giá của anh Thuận làm con heo tương đối dễ so với nhiều con vật khác như ngựa, khỉ vì nó chỉ có móng chứ không có ngón tay, ngón chân hay lông dài.
Đã sang tháng Chạp không khí làm việc tại xưởng cũng trở nên rộn ràng hơn. Nhiều ngày phải làm thêm giờ hơn để kịp phục vụ bà con trong dịp tết Nguyên Đán.
Sau khi heo được điêu khắc xong là tới công đoạn bồi vải, trét thạch cao cho heo chắc chắn di chuyển không bị bể cũng như tạo nền mịn, đẹp để dễ trang trí.
Chú heo cao 4 mét được thiết kế đầu có thể xoay được
|
Mỗi chú heo đều được thiết kế và trang trí theo cách riêng với nhiều tư thế, màu sắc khác nhau nhưng tất thảy đều rất sinh động, đáng yêu và nhiều màu sắc
|
Thiết kế lấy ý tưởng từ tranh dân gian Đông Hồ Thùy Dương
|
Chú heo được thiết kế gánh đòn bánh tét
|
Họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy, con gái nghệ nhân Võ Tòng
|
Bình luận (0)