Lâu nay, trung lập được xem như đặc trưng và chính sách chung của hai nước Bắc Âu này. NATO lại là một liên minh quân sự. Cả về phương diện pháp lý lẫn thực tế, làm thành viên hay tham gia bất cứ hoạt động nào do NATO chủ xướng đều không thể xem là trung lập. Thụy Điển và Phần Lan thì viện dẫn lý do được Iceland đề nghị để biện minh cho thái độ trên. Thật ra, đó chỉ là một thủ thuật của NATO để lập lờ trường hợp hai nước trên tham gia hoạt động của khối này. NATO chẳng thiếu khả năng đến mức phải nhờ 2 nước trung lập thì mới đủ sức kiểm soát không phận cho Iceland, một thành viên thuộc khối này. Nếu NATO đề nghị thì chắc chắn chính phủ Thụy Điển và Phần Lan không đáp ứng. Tuy nhiên, nếu quốc gia láng giềng như Iceland lên tiếng thì “ngụy biện” có thể trở thành “biện luận”.
Vì thế, bản chất của diễn biến trên là NATO lẫn Thụy Điển và Phần Lan muốn tăng cường hợp tác với nhau. Cả ba vừa muốn hợp tác mà vẫn mang danh trung lập. Cũng vì thế nên Phần Lan tuyên bố chỉ tham gia khi có sự hiện diện của Thụy Điển và ngược lại. Cách thức này giúp họ dễ ứng phó khi bên ngoài phản ứng, đặc biệt là Nga. Như vậy, nếu đáp ứng yêu cầu của Iceland, Phần Lan và Thụy Điển vỏ ngoài tuy vẫn xanh nhưng trong lòng sắp đỏ.
La Phù
>> Afghanistan có thể sụp đổ sau khi NATO rút quân
>> NATO diễn tập ứng phó thảm họa tại Georgia
>> NATO tiêu diệt thủ lĩnh Taliban ở Afghanistan
>> NATO sắp tập trận lớn tại Cộng hòa Czech
Bình luận (0)