Bệnh võng mạc đái tháo đường (võng mạc tiểu đường) là một biến chứng mắt thường gặp và rất nghiêm trọng ở bệnh nhân đái tháo đường, gây suy giảm thị lực nhanh chóng, nguy cơ mù lòa cao.
TS. BS. Trần Thị Phương Thu
|
Bảo vệ võng mạc từ sớm được xem là cách thức phòng ngừa biến chứng này cho mắt một cách chủ động và hiệu quả.
90% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tổn thương võng mạc
Biến chứng võng mạc ở bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) hay bệnh võng mạc ĐTĐ là tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây ra phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc... dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn.
Theo thống kê của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, 90% người bị ĐTĐ sẽ có biến chứng võng mạc sau 10 - 15 năm mắc bệnh. Trong đó, 90% bệnh nhân ĐTĐ type 1 sẽ có biến chứng võng mạc trong vòng 5 năm phát hiện bệnh, còn 60% người bị ĐTĐ type 2, võng mạc có thể bị tổn thương bất kỳ lúc nào, thậm chí trước cả khi phát hiện bệnh.
|
Tình trạng tăng đường huyết là yếu tố chính gây bệnh vì làm tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc dưới 2 hình thức: thay đổi tính thấm của thành mạch khiến mạch máu rò rỉ và gây thiếu máu võng mạc kèm tân sinh mạch máu với diễn biến phức tạp. Theo đó, bệnh được chia làm 2 giai đoạn: không tăng sinh và tăng sinh.
Ở giai đoạn không tăng sinh, dù võng mạc đã có tình trạng xuất tiết, xuất huyết nhưng người bệnh chưa nhận thấy triệu chứng mà chỉ có các biểu hiện dễ nhầm lẫn với tật khúc xạ như nhìn mờ, khó quan sát vào buổi tối… thường bị bỏ qua. Khi không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh dễ chuyển sang giai đoạn tăng sinh. Lúc này, võng mạc bị tổn thương nặng với các dấu hiệu rõ rệt như ruồi bay, nhìn sai màu, thấy nhiều đốm đen trước mắt… hay đột ngột mất thị lực vì đường huyết tăng cao làm màng nền mao mạch dày lên, các tế bào nội mô gia tăng bất thường khiến mạch máu tắc nghẽn, hình thành nhiều mạch máu mới (tân mạch). Các tân mạch này dễ vỡ gây xuất huyết dịch kính, phù hoàng điểm và bong võng mạc khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng.
Theo Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ (AAO), ngoài biến chứng tại võng mạc, người bị ĐTĐ còn gặp biến chứng đục thủy tinh thể. Trường hợp này, người bệnh thường được điều trị bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên, việc thay thủy tinh thể sẽ khó đạt hiệu quả nếu cấu trúc và chức năng của võng mạc không được đảm bảo.
Chủ động bảo vệ võng mạc, phòng ngừa mù lòa
Để phòng ngừa sớm biến chứng võng mạc gây mù lòa ở bệnh nhân ĐTĐ, yếu tố quan trọng nhất là phải bảo vệ võng mạc một cách an toàn, hiệu quả nhằm tránh các nguy cơ do đường huyết tăng cao gây ra.
Tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong WIT giúp tăng cường Thioredoxin, bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể toàn diện, giúp mắt sáng khỏe từ bên trong
|
Các công trình khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học phân tử đã phát hiện ra Thioredoxin - một loại protein phân tử nhỏ có mặt khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều ở mắt chính là thành phần quan trọng giúp đảm bảo chức năng của võng mạc. Tăng cường thành phần tự nhiên này được xem là giải pháp ưu việt, giúp bảo vệ mắt từ bên trong.
Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy tinh chất Broccophane thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao, an toàn, nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể và mắt, giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tỷ trọng Thioredoxin tăng gấp 3 lần sau 6 giờ sử dụng Broccophane.
Theo kết luận của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), Broccophane làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên. Đồng thời, Broccophane còn giúp đảm bảo tính toàn vẹn của các protein cấu tạo nên thủy tinh thể, duy trì độ trong suốt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và nguy cơ mù lòa.
Bảo vệ mắt, đặc biệt là võng mạc từ bên trong và từ sớm với tinh chất thiên nhiên Broccophane giúp đôi mắt sáng khỏe, đảm bảo thị lực càng có vai trò quan trọng với người bệnh ĐTĐ.
|
Bình luận (0)