Đã nhận 10% tiền cọc từ SMBC của Nhật
Báo cáo của VPBank tại đại hội cho biết, sau hơn 30 năm phát triển và đặc biệt khoảng gần 10 năm tái cấu trúc hướng tới phân khúc bán lẻ (Retail) và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), VPBank có được hơn 24 triệu khách hàng sử dụng hệ sinh thái VPBank.
Năm 2023, nhà băng này nằm trong số 5 ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống với 21.220 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 47,7% so với 2021); tổng tài sản đạt 631.000 tỉ đồng (tăng 15,3%). Là ngân hàng chấp nhận chiến lược kinh doanh rủi ro cao, tuy nhiên nợ xấu của VPBank năm 2020 đang ở mức 2,19% tổng dư nợ (dưới ngưỡng an toàn 3%).
Một nội dung quan trọng đã được ĐHĐCĐ thông qua là phương án chi trả bằng tiền mặt. Cụ thể, VPBank sẽ chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10% trong năm nay, tương đương 1.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện vào khoảng quý 2 hoặc quý 3/2023. Số tiền dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt là 7.934 tỉ đồng.
Trả lời các cổ đông tại đại hội, Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng cho biết, trong kế hoạch 5 năm tới VPBank có đưa mục tiêu chia cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Với việc ngân hàng tăng vốn điều lệ lên hơn 79.339 tỉ đồng (đứng đầu hệ thống ngân hàng), trong 5 năm tới VPBank hoàn toàn đủ sức tăng trưởng cao để có thể đảm bảo dùng 30% lợi nhuận để chia cổ tức.
Liên quan đến thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), ông Dũng cho biết vào ngày 27.3, hai bên đã hoàn thành lễ ký thỏa thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho SMBC (giá chào bán 30.159 tỉ đồng/cổ phiếu). Khoản đầu tư mang lại cho VPBank khoảng 35.900 tỉ đồng vốn cấp 1.
"Ngày 17.4 VPBank đã nhận được 10% tiền cọc. Phần còn lại sau khi hoàn tất các quy định của pháp luật về phát hành riêng lẻ các đối tác sẽ hoàn tất chuyển tiền. Dự kiến các thủ tục này sẽ mất khoảng 2 - 3 tháng, tức đầu tháng 8 năm nay sẽ hoàn thành", ông Dũng chia sẻ.
100% dư nợ vay bất động sản, trái phiếu có tài sản đảm bảo
Liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh cho biết, ngân hàng đầu tư khoảng 30.000 tỉ đồng, hiện nay đã giảm còn khoảng 28.000 tỉ đồng so với cuối năm 2022 (dự kiến hết năm 2023 giảm 50%).
Trong đó, 60% trái phiếu liên quan đến bất động sản. "VPBank cũng tham gia tài trợ hơn 40 dự án bất động sản cho các tập đoàn lớn như Sun Group, Vin Group, Novaland, Đất Xanh… Nhưng không khách hàng nào quá 1% tổng dư nợ của ngân hàng", ông Vinh minh bạch thông tin trước các cổ đông.
Vẫn theo Tổng giám đốc VPBank, ngân hàng đầu tư trái phiếu và cho vay bất động sản nhưng 100% đều có tài sản đảm bảo do ngân hàng quản lý. Riêng Novaland, hiện ngân hàng vẫn đang quản lý dòng tiền của các khách hàng mua nhà của Novaland, đồng thời phối hợp với các cơ quan để tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn này.
"Chúng tôi không hề có sức ép về nợ xấu, vì tài sản đảm bảo và dự phòng rủi ro lớn hoàn toàn có thể xử lý được", ông Vinh khẳng định.
Năm 2023, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 13% lên 24.003 tỉ đồng. Nếu tính trên các hoạt động kinh doanh cốt lõi, mức tăng trưởng lợi nhuận này tương đương 53%. Tổng tài sản dự kiến tăng 39% lên 877.460 tỉ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 41% lên 518.192 tỉ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 33% lên 636.000 tỉ đồng. Nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
CHUYỂN ĐỘNG KINH TẾ ngày 19.4: Nên bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với máy điều hòa nhiệt độ? | Giảm thuế VAT xuống 8%
Bình luận (0)