(TNO) Chiều 21.2, Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã tổ chức lễ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới và Ban Tư vấn đạo đức.
>> VPF lập Ban Tư vấn đạo đức
>> Tranh cãi chuyện VPF thuê chuyên gia Nhật Bản
>> VPF ráo riết chuẩn bị cho mùa giải mới
|
Ban Tư vấn đạo đức của VPF có 7 thành viên do nhà báo Nguyễn Công Khế, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên làm Trưởng Ban; chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh làm Phó Ban Thường trực; chuyên gia Trần Văn Mui làm Phó Ban cùng các ủy viên gồm các nhà báo Vũ Quang Huy (đài truyền hình VTC), Nguyễn Thọ Trung (Báo Người Lao động), Phan Đăng (Báo Công an Nhân dân) và Trần Quang Tuyến (Báo Thanh Niên).
|
Ngay sau khi thành lập, Ban Tư vấn đạo đức đã hoàn thiện việc xây dựng quy chế và những nhiệm vụ cụ thể để có thể bắt tay vào mùa giải mới 2013.
Theo quy chế, Ban tư vấn đạo đức sẽ hoạt động độc lập với nguồn kinh phí tự vận động. Trong đó, hai hoạt động hàng đầu sẽ là phối hợp phòng chống và ngăn ngừa tiêu cực bằng việc tư vấn cho Hội đồng quản trị VPF và Ban tổ chức giải về các trận đấu nhạy cảm, các sự việc liên quan đến đạo đức của các đối tượng là thành viên của giải có thể nảy sinh trong quá trình thi đấu, tập trung theo dõi và có hướng xử lý các thông tin qua từng trận đấu, từng vòng đấu để có đánh giá tương đối đầy đủ về các biểu hiện phi thể thao, đề nghị cách giải quyết các sự cố lên Ban kỷ luật.
Hoạt động thứ hai là chấm điểm đạo đức cho các CLB trong giải một cách chính xác nhất qua từng vòng đấu và sẽ công bố hàng tháng để các CLB có hướng phấn đấu, điều chỉnh. Cuối đợt tổng điểm đạo đức được xếp hạng của các CLB sẽ là cơ sở để VPF và ban tổ chức giải xác định mức hỗ trợ kinh phí.
|
Ông Nguyễn Công Khế, Trưởng Ban Tư vấn đạo đức VPF, phát biểu tại buổi ra mắt: "Mục đích của Ban Tư vấn đạo đức không những đề xuất phương án xử lý kỷ luật mà quan trọng hơn là phải tư vấn các biện pháp để hạn chế tiêu cực nhằm xây dựng một nền bóng đá trong sạch và có sức hấp dẫn...".
Logo và bộ nhận dạng thương hiệu Theo VPF, dù đã tổ chức một cuộc thi thiết kế logo, nhưng những tác phẩm gửi về dự thi không đáp ứng được yêu cầu của VPF. Chính vì thế, VPF đành phải sử dụng logo cũ nhưng có một số điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện tại. Theo đó, logo của VPF sử dụng kể từ năm 2013 trên cơ bản vẫn là logo của năm 2012 với hình mặt cười được cách điệu trên quả bóng tròn. Thay đổi duy nhất trên logo là màu sắc. Logo 2013 sẽ có màu đỏ, thay vì màu xám như logo 2012. |
Lĩnh Nam
Bình luận (0)