Vụ án Huỳnh Văn Nén cho thấy sự vô cảm, tắc trách

30/11/2015 13:04 GMT+7

Nhìn lại các vụ án oan sai, nổi bật là vụ Huỳnh Văn Nén, cho thấy sự tắc trách của cơ quan tố tụng, đặc biệt là cơ quan CSĐT, đã đẩy một người nông dân chất phác, hiền lành bị tù oan suốt 17 năm.

Nhìn lại các vụ án oan sai, nổi bật là vụ Huỳnh Văn Nén, cho thấy sự tắc trách của cơ quan tố tụng, đặc biệt là cơ quan CSĐT, đã đẩy một người nông dân chất phác, hiền lành bị tù oan suốt 17 năm.

Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận Hoan hướng dẫn ông Nén làm giấy yêu cầu bồi thường oan sai - Ảnh: Quế HàPhó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận Hoan hướng dẫn ông Nén làm giấy yêu cầu bồi thường oan sai - Ảnh: Quế Hà
Dư luận cả nước vẫn đang xôn xao sau việc ông Huỳnh Văn Nén được đình chỉ điều tra sau 17 năm ngồi tù oan sai. Cùng thời điểm Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với hy vọng sẽ làm giảm bớt tình trạng oan sai.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), nguyên tắc suy đoán vô tội lần đầu tiên được cụ thể hóa vào luật; buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can và đặc biệt “quyền im lặng” cơ bản được thực thi thông qua các quy định như cụ thể hóa hơn về quyền được bào chữa và quyền của người bào chữa. Luật sư được tham gia ngay khi có vụ việc bắt người, người bị bắt có quyền không khai những gì chống lại hoặc buội tội mình… 
Các chuyên gia pháp luật hy vọng với những thay đổi mang tính đột phá, cụ thể trong tố tụng hình sự sẽ giúp HĐXX mạnh tay hơn trong việc tuyên bị cáo vô tội và thúc đẩy cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát làm việc có trách nhiệm hơn.
Luật sư (LS) Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn LS TP.HCM) nhận xét: “Nhìn lại các vụ án oan sai, nổi bật là vụ ông Huỳnh Văn Nén, cho thấy sự tắc trách của các cơ quan tố tụng, đặc biệt là cơ quan cảnh sát điều tra đã đẩy một người nông dân chất phác, hiền lành bị tù oan suốt 17 năm trời. Sự tắc trách của những người tiến hành tố tụng bắt nguồn từ sự vô cảm trong nghề nghiệp và pháp luật hiện hữu thiếu đi công cụ để phòng ngừa, răn đe sự vô cảm, tắc trách đó”. 
Cũng theo LS Hưng, trong vụ án hình sự, lâu nay các cơ quan tiến hành tố tụng khi buộc tội thường trọng cung hơn trọng chứng, chạy theo áp lực của thành tích và cố tình đơn giản hóa hành vi và vụ án. Có những vụ án tuy lời khai của bị can, bị cáo đầy mâu thuẫn, nhưng không làm rõ, mà đi đến kết luận chung chung để buộc tội một cách khiên cưỡng. 
Ông Huỳnh Văn Nén kí vào biên bản bàn giao Quyết định đình chỉ điều tra bị can - Ảnh: Quế Hà
Sự tắc trách của những người tiến hành tố tụng bắt nguồn từ sự vô cảm trong nghề nghiệp và pháp luật hiện hữu thiếu đi công cụ để phòng ngừa, răn đe sự vô cảm, tắc trách đó
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng
“Oan sai là chỗ này! Với các quy định mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), những lo ngại đó sẽ được giải tỏa và hạn chế gây hàm oan cho người khác. Đặc biệt, khi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, rằng… nếu không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội”, LS Hưng nói.
Lời khai nhận tội phải phù hợp
Vui nhất trong những người chia sẻ niềm vui cùng ông Huỳnh Văn Nén chính là các luật sư đồng hành với ông Nén xuyên suốt gần 17 năm, trong đó phải nhắc đến LS Trần Vũ Hải (Đoàn LS Hà Nội). Với chừng ấy năm tham gia tiếp cận hồ sơ, kêu oan cùng ông Nén, thấy những vi phạm tố tụng nghiêm trọng dẫn đến oan sai, LS Hải nhận định Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) được đổi mới với nhiều mục đích nhưng cái chính vẫn là tránh oan sai. 
Điểm mấu chốt vụ án “Huỳnh Văn Nén” là quá trình kêu oan, ông Nén liên tục khẳng định bị điều tra viên Cao Văn Hùng mớm cung, nhục hình. Tuy nhiên, lời khai của ông Nén vì không có chứng cứ nên các cơ quan tố tụng đã bỏ qua. 
Đại tá Phạm Thật bắt tay và xin lỗi ông Huỳnh Văn Nén trước khi ra về - Ảnh: Quế Hà
Liên quan đến vấn đề này, LS Hải nói: “Nếu có ghi âm, ghi hình thì thì khi bị cáo kêu oan, luật sư và các cơ quan tố tụng có quyền yêu cầu trích xuất chứng cứ là băng ghi âm, ghi hình, và tất nhiên khi đó sẽ lộ ra việc lời khai nhận tội là có đúng theo ý nguyện của bị can/bị cáo hay đúng là mớm cung, nhục hình”.
Ngoài ra, với quy định… bị can, bị cáo có quyền giữ im lặng đối với những lời khai chống lại hay buộc tội mình cho đến khi có luật sư hoặc quyết định tự bào chữa cho mình, theo LS Hải quá trình điều tra, các điều tra viên phải giải thích kỹ quyền này đối với bị can, bị cáo, lúc đó muốn khởi tố, truy tố, xét xử bị can, bị cáo thì ngoài lời khai nhận tội ra phải có chứng cứ khác. 
Nhìn lại vụ ông Nén, LS Hải cho biết hầu như tất cả các chứng cứ khác dùng để buộc tội ông Nén đều mâu thuẫn với lời khai của ông Nén, kể cả những chứng cứ thu thập tại hiện trường như vết máu, dấu chân….
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.