* Chủ tịch xã Vinh Quang chứng kiến việc phá nhà?
Thông tin này được ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, cho biết tại cuộc họp do Bộ Tư pháp tổ chức hôm qua 6.2.
Trước đó, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã lập đoàn công tác do Thứ trưởng Đinh Trung Tụng dẫn đầu tiến hành kiểm tra, nắm tình hình về vụ việc để có ý kiến tham mưu đề xuất với Thủ tướng tại cuộc họp 10.2 tới đây. “Bộ Tư pháp được giao nắm tình hình về các nội dung liên quan đến việc giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế có đúng quy định pháp luật hay không”, ông Hoàng Thế Liên nói. Cũng theo ông Hải, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được giao làm rõ về cơ sở pháp lý trong việc giao đất của UBND H.Tiên Lãng cho các hộ dân. “Trong vấn đề này chúng tôi thấy rằng, theo luật Đất đai, thời hạn giao đất nông nghiệp là 20 năm, nếu mới chỉ giao được 14 năm mà thu hồi đất vì mục đích công cộng là chuyện khác nhưng nếu thu hồi để giao cho cá nhân khác là sai”, ông Hải nói.
Cũng trong hôm qua, đoàn công tác của Bộ NN - PTNT đã về Hải Phòng thu thập các thông tin và chứng cứ liên quan đến vụ cưỡng chế đất đai đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Theo ông Dương Tiến Thể - Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản): “Hiện chúng tôi chưa có nhận định gì về vụ việc, cần phải nghiên cứu kỹ thông tin và các quy định pháp lý liên quan mới có thể đưa ra kết luận”.
Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ TN - MT Phạm Chu Ngọc Hiển cho biết, sau khi khảo sát và thu thập thông tin về vụ cưỡng chế đất đai đối với gia đình ông Vươn, chiều qua, đoàn công tác của Bộ này đã báo cáo sơ bộ với lãnh đạo Bộ.
Phóng viên bị trưởng thôn đe dọa Trong lúc nhóm PV ghi nhận thông tin của nhân chứng Nguyễn Minh Võ thì ông Nguyễn Ngọc Diễn, Trưởng thôn Chùa Trên đã xông vào nhà ông Võ gây sự. Ông này giơ điện thoại dí sát mặt một nữ PV Báo Lao Động, đồng thời chửi bới, đe dọa nhóm PV. Sau đó, tại nhà văn hóa thôn, ông Diễn tiếp tục đe dọa “xử” các nhà báo bằng “luật rừng”. Các PV đã phải gọi điện thoại đề nghị một số cán bộ Thành ủy Hải Phòng giúp đỡ mới thoát khỏi sự phong tỏa của địa phương sau một giờ bị giữ. “Sức khỏe của ông Quý, ông Vươn vẫn ổn” Hôm qua, một cán bộ lãnh đạo Công an TP.Hải Phòng cho biết, hiện trong trại tạm giam của Công an TP.Hải Phòng, sức khỏe ông Vươn, ông Quý vẫn ổn. “Ông Vươn, ông Quý đều khai báo rất chi tiết trước cơ quan điều tra, cả hai đều được đảm bảo về ăn uống, sinh hoạt theo đúng quy định, sức khỏe cả hai đều tốt”, vị cán bộ này nói. Trong khi đó, theo thông tin từ Tiên Lãng, chiều qua, Công an TP.Hải Phòng đã cử nhiều mũi trinh sát về lấy lời khai, hỏi các nhân chứng liên quan đến việc ngôi nhà của ông Vươn (nằm ngoài khu vực cưỡng chế) bị phá hủy; đầm tôm, cá bị đánh bắt sau ngày 5.1 (ngày cưỡng chế đầm). Cùng ngày, Công an TP cũng đã lấy lời khai của bà Hiền (vợ ông Quý), bà Thương (vợ ông Vươn) về một số thông tin như thời gian xây dựng, diện tích, chiều cao ngôi nhà... Để giúp điều tra thủ phạm vụ phá nhà, bạn đọc nào có thông tin, ảnh, video clip về vụ việc phá nhà, xâm phạm khu đầm của ông Vươn, hình ảnh vụ cưỡng chế... xin vui lòng cung cấp cho Báo Thanh Niên theo địa chỉ tshanoi@thanhnien.com.vn; hotline 0917700000. Báo Thanh Niên sẽ giữ bí mật nguồn tin và cảm ơn những tư liệu giá trị. Hải Đăng |
Thái Sơn - Quang Duẩn
Chủ tịch xã Vinh Quang chứng kiến việc phá nhà?
Theo đảng viên Nguyễn Minh Võ, 60 tuổi, nhân chứng có mặt tại hiện trường, chính mắt ông thấy Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm đứng chứng kiến việc đập nhà nằm ngoài diện tích cưỡng chế. Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Lê Thanh Liêm nói: “Việc phá nhà, các nhà báo phải làm việc với huyện vì huyện tổ chức cưỡng chế”. Chiều qua, 6.2, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND H.Tiên Lãng nói: “Người bị phá nhà phải có đơn trình báo, huyện chưa nhận được nên chưa có cơ sở để khẳng định là ai phá”. Trước đó, tại buổi làm việc với báo chí ngày 31.1, ông Liêm cũng khẳng định: “Ngày 5.1, sau khi thực hiện xong việc cưỡng chế tại khu đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, UBND H.Tiên Lãng chỉ có thông báo giao toàn bộ khu vực đó cho UBND xã bảo vệ chứ chưa có biên bản bàn giao. Vì vậy tôi chưa giao cho bất cứ ai làm gì ở đó”. Tuy nhiên, theo biên bản bàn giao toàn bộ mặt bằng hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản cưỡng chế thu hồi đối với ông Đoàn Văn Vươn cho UBND xã quản lý, được lập vào chiều ngày 5.1 có nội dung: “UBND xã Vinh Quang đã tiếp nhận đủ toàn bộ mặt bằng hiện trạng do UBND huyện bàn giao có sơ đồ vị trí do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Phòng TN-MT huyện lập tháng 12.2001”. Văn bản này chúng tôi đang có trong tay. Trước đó, trong kế hoạch tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn số 104/KH-UBND do ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng ký ngày 24.11.2011, cũng có nội dung phân công nhiệm vụ rất cụ thể đối với xã Vinh Quang là: "Tiếp nhận, quản lý diện tích đất thu hồi do Ban Chỉ đạo cưỡng chế bàn giao. Bố trí lực lượng công an xã phối hợp với lực lượng công an huyện làm công tác giữ gìn ANTT khu vực”. Phân công rõ ràng như vậy, nhưng theo phản ánh của nhiều người dân, ngay sau khi lực lượng cưỡng chế rút đi, Công an xã Vinh Quang có mặt nhưng cùng lúc đó nhiều đối tượng cộm cán trên địa bàn huyện cũng tiếp quản luôn khu vực này. Ông Lê Thanh Liêm cũng đã thừa nhận với báo chí, lãnh đạo xã đã thuê Vũ Văn Hội, người trên địa bàn vào trông coi khu vực trên.
Đầm của ông Vươn “hứng nhiều bão gió” Trong quyết định số 447, ngày 4.10.1993, UBND H.Tiên Lãng giao cho ông Vươn, tại điều 2 có ghi rõ: “sau thời hạn 14 năm, ông Đoàn Văn Vươn có trách nhiệm bàn giao toàn bộ mặt bằng, hiện trạng các công trình và diện tích được giao cho nhà nước quản lý”. Sau nhiều ngày tìm hiểu, chúng tôi đã tìm được ông Ngô Quốc Trãi, nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp H.Tiên Lãng. Ông Trãi làm cán bộ phòng nông nghiệp huyện từ năm 1992 và đã xác nhận với báo chí: Thời điểm 1992-1993, UBND H.Tiên Lãng có dự án quai đê lấn biển Vinh Quang 2. Gần như toàn bộ diện tích bãi bồi ngoài đê biển quốc gia từ cống C1 (trên địa bàn xã Nam Hưng) đến Cống Rộc (xã Vinh Quang) rộng hàng ngàn héc ta đã được các hộ dân trên địa bàn nhận đất nuôi trồng thủy sản. “Tại vị trí Cống Rộc, địa điểm được coi là xung yếu nhất, đúng hướng nam, nơi hứng nhiều bão gió, không có ai nhận thì anh Vươn đã nhận”, ông Trãi khẳng định. Ông Trãi cho biết thêm, thời kỳ này, để khuyến khích người dân nhận đất nuôi trồng thủy sản tại các bãi triều ven biển, ông đã tham mưu và huyện đã căn cứ vào từng vị trí có mức độ thuận lợi khác nhau để giao đất với các thời hạn khác nhau. “Mặt khác, khi đó, với quan điểm người dân ra làm đầm là tốt, là làm giàu cho bản thân, cho quê hương nên huyện không tính đến việc thu hồi lại hẳn. Vì thế, khi đó đã bàn phương án, nếu hết thời hạn giao đất huyện sẽ tiếp tục giao lại”, ông Trãi kể. Phạm Hải Sâm |
>> Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm lãnh đạo Hải Phòng
>> Thủ tướng sẽ chủ trì họp vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng
>> Vụ cưỡng chế đầm ở Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng nói gì?
>> Để dân tin chính quyền
>> Về vụ cưỡng chế đầm ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng: San phẳng ngôi nhà trước mắt cơ quan chức năng
>> Chính quyền thuê “người ngoài” trông coi đầm ông Vươn!
>> Xã hội đen" được giao quản lý đầm ông Vươn?
>> Hố ngăn cách giữa người dân với chính quyền quá lớn
>> Hàng chục tấn thủy sản trong đầm của ông Đoàn Văn Vươn "bốc hơi
Bình luận (0)