Theo chúng tôi tìm hiểu, 2 cửa hàng này đều do bà Võ Thị Ngọc Phượng (ngụ Q.2) đứng tên đăng ký giấy phép, theo diện kinh doanh hộ cá thể. Còn chủ nhân thật sự là ông T.T và bà H.L (cả 2 đều là Việt kiều).
Vì sao không khai nhãn hiệu ?
Trở lại với lô hàng bị bắt giữ tại tầng hầm khách sạn Sheraton Sài Gòn, hồ sơ nhập khẩu do doanh nghiệp (DN) khai báo có khá nhiều điểm bất thường.
|
Cụ thể ở ô 20 của phụ lục tờ khai hải quan điện tử, Công ty TNHH Nam Đế chỉ khai “Áo sơ mi nam (mới 100%)”. Trong khi đó, với chi tiết quan trọng này, tờ khai của những DN nhập khẩu khác đều thể hiện cụ thể, chẳng hạn: “Áo thể thao, hiệu Nike, 41355.. (mã áo), bằng vải (mới 100%)”.
Nghĩa là tờ khai của DN khác đều ghi rõ nhãn hiệu, kể cả chất liệu vải hay da và cả mã số của áo (nếu có). Thậm chí, trong hợp đồng mua bán giữa đối tác VN và nước ngoài cũng có ghi rõ xuất xứ, nhãn hiệu, giá cả... “Việc ghi nhãn hiệu trong tờ khai cực kỳ quan trọng bởi đây là cơ sở cho hải quan xác định giá để đơn vị nhập khẩu đóng thuế nhập khẩu”, một DN thời trang cho biết.
Ngoài ra, hợp đồng và Invoice của Trung Quốc (mua hàng có xuất xứ từ Trung Quốc) được in ấn, hoa văn rất đẹp nhưng 2 tờ này của Công ty Nam Đế không có in hoa văn, nhìn giống như tờ giấy trắng A4, đánh máy. Kể cả trong phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa của hải quan, hồ sơ nhập khẩu của Công ty Nam Đế cũng không ghi nhãn hiệu.
Phải chăng hồ sơ đã có sự làm giả, đúng như phát biểu của một nhân viên chuyên làm dịch vụ xuất nhập khẩu là “các giấy tờ hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, giấy tờ vận chuyển của hãng tàu đều được làm giả rất dễ dàng và nhanh chóng”?
Rà soát lại toàn bộ các hoạt động liên quan
Liên quan đến thông tin cửa hàng Gucci tại địa chỉ 63 Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội bị Cục Thuế Hà Nội kiểm tra vì vi phạm quy định chính sách thuế trong kinh doanh, một lãnh đạo của Tổng cục Thuế cho biết sẽ sớm yêu cầu Cục Thuế Hà Nội báo cáo.
Đáng chú ý là cũng tại cửa hàng này, vào tháng 7.2012 đã có khách hàng kiện vì mua phải dép nhái hàng hiệu Gucci. Cụ thể, đôi dép trị giá gần 5 triệu đồng, đi được một ngày đã bị bong tróc. Vào tháng 3.2012, cửa hàng này cũng bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước phạt 75 triệu đồng về hành vi thanh toán ngoại tệ trái pháp luật với khách hàng.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi đang chỉ đạo các phòng, chi cục thuế kiểm tra rà soát lại toàn bộ các hoạt động của các công ty liên quan đến vụ việc mà Thanh Niên thông tin, như: tình hình đóng thuế, sổ sách trong thời gian qua… Riêng đối với số hàng bị phát hiện, khi nào cơ quan công an, quản lý thị trường xác định là hàng hóa gì và chuyển cơ quan thuế thẩm định thì mới ra được số thuế mà DN trốn là bao nhiêu”.
Thanh Niên
>> Vụ hàng hiệu Ý gian lận: Niêm phong hàng trưng bày
>> Hàng hiệu Ý gian lận xuất xứ để trốn thuế ?: Có quá nhiều điều bất thường
>> Hàng hiệu Ý gian lận xuất xứ để trốn thuế ?
>> Chống buôn lậu, gian lận thương mại cuối năm
>> Sa thải cảnh sát vì gian lận thi cử
Bình luận (0)