TNO

Vũ khí chiến tranh điện tử Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ?

25/08/2015 09:58 GMT+7

(Tin Nóng) Công nghệ chiến tranh điện tử của Nga đủ sức làm tê liệt hoạt động của tàu sân bay Mỹ cùng các máy bay của nó mà không cần dùng tên lửa hay ngư lôi để tiêu diệt, theo báo Nga RG .

(Tin Nóng) Công nghệ chiến tranh điện tử của Nga đủ sức làm tê liệt hoạt động của tàu sân bay Mỹ cùng các máy bay của nó mà không cần dùng tên lửa hay ngư lôi để tiêu diệt, theo báo Nga RG.

Vũ khí chiến tranh điện tử Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ? - ảnh 1
Một hệ thống chiến tranh điện tử và gây nhiễu Krasukha của Nga - Ảnh: Rostec

Trên bài báo ngày 21.8, tác giả Sergey Ptichkin viết rằng tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2015 tại Moscow (từ 25 – 30.8.2015) sẽ trưng bày nhiều loại vũ khí hiện đại của Nga, từ máy bay đến các thiết bị chiến tranh điện tử, gây nhiễu liên lạc như hệ thống Krasukha…

Tác giả cho rằng tàu sân bay Mỹ lâu nay được xem là không thể đánh chìm, nay sẽ mất đi khái niệm này với các công nghệ chiến tranh điện tử hiện đại mà không cần dùng đến tên lửa hay ngư lôi để diệt “sân bay nổi”.

Người ta tin rằng việc vượt qua hệ thống tàu chiến dày đặc bảo vệ tàu sân bay là điều hầu như không thể, và chỉ có thể tiêu diệt tàu sân bay bằng đầu đạn hạt nhân là vũ khí có thể phá vỡ bất cứ hàng phòng thủ mạnh mẽ nào.

Tuy nhiên ta không nhất thiết phải tiêu diệt tàu sân bay bằng các đợt tấn công ngư lôi và tên lửa thông minh, mà cách đơn giản hơn là can thiệp và chặn đứng mọi liên lạc vô tuyến của tàu sân bay với các máy bay của nó, gây nhiễu hệ thống nhận dạng “bạn hay thù” là xong.

Ngày nay các hệ thống chiến tranh điện tử trên thế giới đang gây ra nhiều chú ý. Nga đã phát triển và sẽ giới thiệu các thiết bị chiến tranh điện tử loại này tại triển lãm MAKS-2015.

Cách đây gần 20 năm, tại triển lãm MAKS 1997, một công ty Nga là Aviakonversiya đã giới thiệu một thiết bị làm nhiễu tín hiệu định vị vệ tinh GPS, khiến người Mỹ phải ấn tượng với nó. Thậm chí Mỹ đã mua vài bộ thiết bị này để thử nghiệm và kết quả là nhiều loại tên lửa hành trình chính xác đã bị rối loạn đường bay và không thể đến được mục tiêu khi lọt vào tầm ảnh hưởng của thiết bị này.

Tuy nhiên, đó chỉ là loại thiết bị chiến tranh điện tử đơn giản nếu so với hệ thống Krasukha hiện nay của Nga, theo RG.

Bài báo cho hay trong cuộc tấn công Iraq năm 2003, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và đồng minh đã không bắn trúng được mục tiêu của Iraq trong những ngày đầu cuộc chiến. Đến ngày thứ 5 của cuộc chiến, phía Mỹ mới phát hiện nguyên nhân là Iraq sử dụng các thiết bị gây nhiễu của Nga. Sau khi tình báo Mỹ chỉ định chính xác vị trí đặt các thiết bị gây nhiễu để ném bom tiêu diệt, khi đó tên lửa và bom thông minh của Mỹ mới có thể bắn trúng chính xác các mục tiêu của Iraq.

Và nay công nghệ này có thể áp dụng để vô hiệu hoá hoạt động của tàu sân bay lẫn đội máy bay của nó.

Vũ khí chiến tranh điện tử Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ? - ảnh 2
Đồ hoạ mô tả chiến tranh điện tử vô hiệu hoá máy bay của tàu sân bay khi quay về tàu, bị tàu hộ tống bắn rơi vì không phân biệt được máy bay của ta hay địch - Nguồn: RG

Điểm yếu nhất của máy bay tàu sân bay là lúc nó quay về tàu sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Phi công thì mỏi mệt, máy bay sắp hết nhiên liệu. Nếu tại thời điểm này mà hệ thống định vị vệ tinh và liên lạc vô tuyến bị trục trặc, phi công sẽ bị căng thẳng tâm lý khiến việc đáp chính xác xuống tàu sân bay sẽ trở thành một vấn đề lớn.

Nhưng thảm họa thực sự sẽ xảy ra khi hệ thống nhận dạng "bạn hay thù" bị tắt.

Hầu hết hệ thống phòng không hiện đại trên các tàu chiến đều dựa vào các hệ thống máy tính để đánh giá phân tích các dữ liệu từ radar và hướng dẫn mục tiêu bắn cho tên lửa và pháo. Khi radar bị mất dấu máy bay của mình, và phát hiện một số máy bay không xác định được là bạn hay thù, hệ thống phòng không trên các tàu chiến hộ tống tàu sân bay sẽ tự động khai hoả vào máy bay “lạ” đó.

Vũ khí chiến tranh điện tử Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ? - ảnh 3
Với phi công, lúc quay về tàu sân bay là thời điểm khó khăn và mệt mỏi nhất - Ảnh: RG

Đến khi các chỉ huy hiểu ra vấn đề và ra lệnh ngừng bắn, thì hầu hết các máy bay đã bị tiêu diệt. Như vậy nhóm tàu sân bay thực sự chấm dứt sự tồn tại, vì bị mất đi sức mạnh chính của nó là các máy bay.

Vấn đề là làm thế nào để có hệ thống chiến tranh điện tử này và cách thức đưa chúng hoạt động vào đúng thời điểm. Và tác giả cho rằng đây chẳng phải là vấn đề khó giải quyết.

Anh Sơn

>> Nga khoe năng lực phòng không phát hiện sớm tên lửa
>> Xe gây nhiễu Krasukha làm ‘mù’ tên lửa của máy bay Su-34
>> Năm loại vũ khí của Nga khiến Trung Quốc phải e sợ
>> Nga sẵn sàng đối đầu Mỹ trong chiến tranh không gian
>> Cuộc đua dùng máy bay diệt vệ tinh Mỹ - Liên Xô
>> Nga đúc tiền nhân vụ tiêm kích Su-24 'vô hiệu hóa' tàu chiến Mỹ
>> Vũ khí bí mật của Nga có thể tắt năng lượng của vệ tinh
>> Xem tên lửa hành trình Tomahawk bắn trúng mục tiêu di động trên biển

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.