3 trong 5 bàn thắng của tuyển Anh được ghi bằng đầu nhưng nó không rập khuôn theo một công thức cứng nhắc mà được thực hiện đa dạng và khéo léo.
Trong chiến tích 2 thắng 1 hòa để độc chiếm ngôi đầu bảng D của người Anh có rất nhiều dấu ấn của phong cách "tạt cánh đánh đầu". Bởi các bàn thắng của tuyển Anh được ghi bằng đầu hoặc những pha xuống sát biên ngang để tạt cánh và dứt điểm. Thông thường những pha "tạt cánh đánh đầu" đơn giản và dễ hóa giải. Nhưng những bàn thắng của đội tuyển Anh thì lại rất đa dạng và biến hóa. Đó có thể là tình huống cố định để Lescost chọn điểm rơi chính xác lắc bóng nhẹ nhàng, nhưng cũng có thể là pha tạt bóng chính xác đến từng centimet để Carroll băng vào dũng mãnh và đánh đầu mạnh như búa bổ. Hay pha ngoặt bóng rồi tạt khó rất chịu loại bỏ toàn bộ hàng phòng ngự Ukraine để Rooney di chuyển khôn khéo trước khi “gõ” đầu đưa bóng vào khung thành trống.
|
Ba bàn thắng đều do 1 người chuyền nhưng với các kỹ thuật rất khác nhau, nó cho thấy khả năng và kỹ thuật toàn diện của tân đội trưởng Steven Gerrard. Điều quan trọng hơn, tất cả những bàn thắng ấy đã thể hiện cách di chuyển không bóng của các cầu thủ, cách lôi kéo cản trở người, cách cầu thủ chọn điểm rơi và cách mà người chuyền đưa bóng chính xác vào vị trí đó. Tất cả đều thực hiện một cách trơn tru, hoàn hảo và chính xác như cách vận hành những cỗ máy.
Trong cuộc sống người ta thường nói: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", trăm nghề có thể không tốt bằng một nghề nếu như họ làm nghề đó một cách giỏi nhất. Và trong bóng đá cũng có những vấn đề tương đồng như vậy. Tuyển Anh không có những cá nhân có kỹ thuật xuất sắc và điêu luyện để thi triển lối chơi tiqui-taca của Tây Ban Nha hay lối chơi bật tường tí tách của người Pháp. Họ cũng không có nhiều ngôi sao để chơi tổng lực như tuyển Đức, cũng không có những siêu sao để làm nên khác biệt như Ronaldo. Chính vì vậy họ chỉ có thể chơi theo phong cách riêng của mình và tận dụng tốt nhất vũ khí mà mình có.
Vâng, có thể "tạt cánh đánh đầu" đơn điệu và nhàm chán, "tạt cánh đánh đầu" không hoa mỹ và có tính nghệ thuật cao; nhưng nếu nó vẫn thành công và mang lại những bàn thắng giúp đội tuyển Anh lọt sâu trong giải đấu này thì chính "tạt cánh đánh đầu" sẽ là tất cả.
Anh hay Ý sợ đá luân lưu 11 m? Tuyển Anh xưa nay bị “lời nguyền” từ chấm 11 m, khi liên tục phải uống chén đắng từ những loạt sút đầy may rủi này tại bán kết World Cup 1990 (thua Đức), Euro 1996 (thua Đức), World Cup 1998 (thua Argentina), Euro 2004 (thua Bồ Đào Nha) và World Cup 2006 (thua Bồ Đào Nha). Tuy nhiên, lần này dường như họ đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho trường hợp phải giải quyết bằng “đấu súng” trên chấm 11 m. Hơn nữa, đội Anh còn có thủ môn Joe Hart là chuyên gia bắt phạt đền. Trong khi đó, phía đội Ý, thủ môn Buffon thừa nhận cần giải quyết trận đấu trong 90 phút hoặc hiệp phụ thì tốt hơn. (G.Lao) |
HLV Đặng Phương Nam
>> Tuyển Anh... thư giãn
>> Tuyển Anh bị “gián điệp”
>> Tuyển Anh… mất giá
>> Tuyển Anh được treo thưởng... "bèo" ở Euro 2012
>> HLV Hodgson: Tuyển Anh ở cửa dưới so với Pháp
Bình luận (0)