Vũ khí tưởng chừng hết thời tìm lại hào quang nhờ xung đột Ukraine

Vũ khí tưởng chừng hết thời tìm lại hào quang nhờ xung đột Ukraine

La Vi
La Vi
13/04/2025 07:25 GMT+7

Cuộc xung đột Ukraine đã làm thay đổi cái nhìn về giá trị của các loại vũ khí "lỗi thời" như đạn pháo và mìn trong chiến tranh hiện đại.

Cuộc xung đột tại Ukraine đã làm nổi bật năng lực của công nghệ quân sự tiên tiến, song chiến sự kéo dài cũng cho thấy tầm quan trọng của các vũ khí thuộc "thế hệ trước", bao gồm đạn pháo và mìn. Đây cũng là các loại vũ khí được quân đội Nga và Ukraine sử dụng rộng rãi trong xung đột.

Trong khi các tên lửa dẫn đường mà phương Tây cung cấp cho Ukraine dễ bị hệ thống tác chiến điện tử của Nga làm nhiễu tín hiệu, thì các loại đạn pháo, dù độ chính xác có thể không bằng, lại có thể được sử dụng với số lượng lớn hơn và khó bị can thiệp điện tử.

Tướng quân đội Mỹ Christopher Cavoli, chỉ huy lực lượng đồng minh của NATO ở khu vực châu Âu, mới đây cho biết Nga đang xây dựng kho đạn pháo "lớn gấp 3 lần Mỹ và châu Âu cộng lại".

Vũ khí bị xem là lỗi thời trở nên giá trị trong xung đột Ukraine - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo tự hành Bohdana ở tiền tuyến Donetsk hôm 6.4

ẢNH: REUTERS

Theo nhà nghiên cứu Paul van Hooft (RAND Europe), sau sự kiện 11.9.2001, NATO tập trung chống các nhóm vũ trang phi chính quy như Taliban, và mìn và pháo không có nhiều hiệu quả với đối tượng tác chiến này. Điều này khiến phương Tây sao nhãng chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn. Chiến sự tại Ukraine buộc họ phải xem xét lại, đặc biệt khi đối đầu với đối thủ mạnh như Nga.

Nhiều nước châu Âu cũng đã điều chỉnh chính sách quân sự. Phần Lan bãi bỏ lệnh cấm mìn chống bộ binh, trong khi Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Ottawa (1997) cấm loại vũ khí này. Các quốc gia giáp Nga cũng tăng cường rải mìn dọc biên giới để ứng phó với căng thẳng leo thang.

Các chuyên gia quân sự cho rằng chiến sự tại Ukraine đã thay đổi quan điểm về vấn đề vũ trang cho quân đội, đặc biệt trong kịch bản xung đột kéo dài và đối thủ là các lực lượng chính quy có tiềm lực mạnh. Khi đó, quân đội sẽ cần số lượng lớn vũ khí, cũng như khả năng kết hợp giữa các loại vũ khí truyền thống và hiện đại, chẳng hạn máy bay không người lái (UAV) có thể giúp xác định vị trí mục tiêu, qua đó tăng độ chính xác cho pháo binh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.