Trong hồi ức miên man mà ông kể lại có một chi tiết: khi ông phổ bài thơ của thiền sư Thích Nhất Hạnh thành bản nhạc Bông hồng cài áo, Đài phát thanh Sài Gòn cho phát nhiều lần, là lúc ông xa nhà, và mẹ ông thường nghe bản nhạc này để nhớ thương và ngóng vọng con trai mình trở về.
Vừa kể, ông vừa chỉ vào một vật nhỏ được đặt trang trọng trên bàn thờ, nói: “Mẹ tôi khuất đã lâu, di vật của mẹ để lại mà tôi quý nhất, đó là chiếc cối giã trầu này. Mỗi khi nhìn nó, tôi lại nhớ mẹ da diết”. Một vật dụng rất đỗi gần gũi với người mẹ thường hay ăn trầu ngày ấy đã trở thành kỷ vật thiêng liêng với nhạc sĩ già một đời bôn ba.
tin liên quan
Vì sao người Việt hay nghĩ những điều cấm kỵ này trong tháng ‘cô hồn’?Đến tháng ‘cô hồn’, nhiều người Việt lại truyền tai nhau một số điều kiêng kỵ như: không phơi quần áo ở ngoài, không nhổ lông chân, không cắt tóc, không cưới hỏi, không mua nhà mua cửa… Vậy thực hư những điều cấm kỵ này ra sao?
2 Mùa Vu lan Phật lịch 2517 là một năm có nhiều biến động với xã hội miền Nam, vì đó là năm 1973, chiến tranh ngày càng lan rộng. Nhưng với tôi, đó cũng là năm ghi một dấu ấn trong đời. Mấy tháng trước ngày mẹ tôi mất, lễ Vu lan được tổ chức rất trọng thể ở một ngôi chùa gần đó ở Hòa Khánh (Đà Nẵng). Bởi, nhà chùa nhân dịp này làm lễ cầu siêu cho những nạn nhân chiến tranh. Mẹ rất thích đi dự cuộc đại lễ ấy, nhưng mang trọng bệnh nên không thể rời nhà. Tôi cũng không rời mẹ và vì thế nên hai mẹ con ở nhà.
Bỗng mẹ tôi nói: “Mạ thèm khoai lang nóng quá, con chạy ra dọc đường coi thử có ai bán không?”. Lúc ấy tuy còn nhỏ nhưng tôi vẫn cảm nhận được rằng, mẹ đang thèm khoai là thèm quê, nhớ quê lắm lắm. Một đời tảo tần chợ búa sớm khuya, ruộng đồng như mẹ thì một củ khoai lang nóng lúc ấy là một ân điển của đất trời. Sẽ hóa giải phần nào nỗi nhớ quê, nơi vì cuộc chiến mà phải rời đi. Sẽ nhìn khoai mà nâng niu một phần hồn cốt ruộng đồng. Sẽ vợi bớt cơn đau đang giày vò cơ thể.
Vì thế, lúc ấy tôi đã nhanh chân chạy ra phố tìm được một hàng bán khoai nóng, mua về mấy củ gói trong lá chuối tươi. Mẹ nhìn khoai mà nước mắt rưng rưng…
3 Bây giờ, đến Phật lịch 2561 năm nay, mẹ tôi ra đi đã tròn 44 năm. Hai hôm trước, đọc tin biết thiền sư Thích Nhất Hạnh mới trở về quê nhà, tôi bỗng liên tưởng đến mấy câu thơ tuyệt tác của ông: “Hoàng hôn phủ trên mộ/Chuông chùa nhẹ rơi rơi/Tôi thấy tôi mất mẹ/Mất cả một bầu trời”!
Mùa Vu lan 2017
tin liên quan
Chen nhau giật 'cô hồn' náo loạn trên đường phố Sài GònChiều 5.9, một gia đình người Hoa ở góc đường Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo (quận 5) bày mâm cúng thì ở phía bên ngoài đã có hàng trăm người tụ tập trước mâm lễ, chờ 'giật cô hồn'. Đây là thói quen của nhiều người dịp rằm tháng bảy.
Bình luận (0)