(TNO) “Là người đứng đầu đơn vị phụ trách phòng tiêm tại 70 Nguyễn Chí Thanh, tôi xin nhận trách nhiệm về sai sót trong tuân thủ quy trình an toàn tiêm chủng tại phòng tiêm của trung tâm”, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội đã nói như vậy tại cuộc họp chiều 9.5 về sự cố nhân viên y tế ăn gian vắc xin.
>> Nhân viên y tế ăn bớt vắc xin khi tiêm cho trẻ
Trước đó, 9 giờ sáng ngày 19.4, anh Nguyễn Dương Lam (TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đưa con trai là bé Nguyễn Kiều Phong đến để tiêm vắc xin “5 trong 1” Pentaxim mũi 3 (ngừa bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm phổi và viêm màng não do Hib) và uống Rotateq phòng tiêu chảy tại phòng tiêm trên với giá 1.185.000 đồng.
Y sĩ Bùi Thị Phương Hoa là người thực hiện chỉ định này. Sau khi rút khoảng 0,3 ml (đóng liều 0,5 ml) vắc xin, bà Hoa đã không vứt vào thùng rác mà bỏ lọ vắc xin vào hộp các tông. Phát hiện sự việc trên, anh Lam lấy lọ vắc xin bà Hoa đã vứt trước đó và phát hiện trong lọ còn khoảng 0,2 ml.
Ngay lập tức, anh Lam đã yêu cầu lập biên bản làm rõ mục đích việc nhân viên y tế ở đây “bỏ” thừa lại gần 40% lượng vắc xin trong lọ. Sự việc đã lập tức được lập biên bản.
Cháu Phong tiêm vắc xin Pentaxim do Pháp sản xuất, phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; viêm màng não mủ, có giá 635.000 đồng/mũi tiêm. Việc tiêm thiếu liều sẽ không đảm bảo sinh kháng thể bảo vệ cho cháu bé.
“Chúng tôi cam kết xử lý nghiêm, vi phạm tới đâu xử lý tới đó. Hiện chưa xác định được động cơ tiêm thiếu vắc xin cho cháu bé, nhưng đó là việc làm vi phạm về nguyên tắc an toàn tiêm chủng cần được chấn chỉnh nghiêm túc. Sự việc này sẽ chưa dừng ở đây, TTYTDP sẽ làm rõ sự việc sai sót trên chỉ nhất thời hay đã là hệ thống? Động cơ của việc tiêm thiếu vắc xin?”, ông Cảm cho biết.
|
Giám đốc TTYTDP cũng cam kết: “Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về các cháu bé đã tiêm chủng tại đây, nếu mắc các bệnh đã được tiêm chủng...”.
Ban lãnh đạo Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm (đơn vị trực tiếp quản lý y sĩ Bùi Thị Phương Hoa) đề xuất hình thức xử lý vụ việc vi phạm của bà Hoa: không bố trí y sĩ Bùi Thị Phương Hoa tham gia hoạt động tiêm chủng đến hết năm 2013, hạ bậc thi đua trong tháng 4, xếp loại C, các tháng còn lại cho đến hết năm 2013 xếp loại B”.
Tuy nhiên, ông Cảm cho biết, sau cuộc họp chiều tối nay 9.5, sáng 10.5 , trung tâm sẽ công bố chính thức hình thức kỷ luật với y sĩ Bùi Thị Phương Hoa.
Trước khi đưa ra liều khuyến cáo tiêm, nhà sản xuất đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá về hiệu lực. Chính vì thế phải tiêm đủ liều mới tạo được kháng thể miễn dịch. Việc tiêm không đủ liều chắc chắn đứa trẻ không thể có miễn dịch như khuyến cáo và như thế nguy cơ mắc bệnh là vẫn còn. Việc ăn gian vắc xin tiêm cho trẻ là việc làm không thể chấp nhận được. Một trẻ tiêm vắc xin “5 trong 1” cả 3 lần đều bị ăn bớt vắc xin chắc chắn sẽ không thể được bảo vệ với các bệnh đó GS.TS Nguyễn Đình Bảng, |
Nam Sơn
Ảnh: Ngọc Thắng
>> Phụ huynh lo lắng khi tạm ngưng vắc xin Quinvaxem
>> Hoang mang về chất lượng vắc xin
>> WHO điều tra vắc xin Quinvaxem tại VN
>> Nguy cơ thiếu hụt vắc xin
>> Đổ xô đưa con đi tiêm vắc xin
>> Tạm ngưng sử dụng vắc xin Quinvaxem trên toàn quốc
>> Mỹ ngừng thử nghiệm vắc xin HIV
>> Sắp có vắc xin ngừa cúm A/H5N1
>> Tiêm vắc xin sớm cho trẻ không liên quan đến bệnh tự kỷ
>> Vụ cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc xin: Đột tử không rõ nguyên nhân
Bình luận (0)