Supernova xảy ra khi một ngôi sao có kích thước cực lớn vào cuối kỳ tồn tại đã bị sụp đổ bởi chính sức hút của nó và phát nổ dữ dội. Vụ nổ ngôi sao trên, có tên là SN 2006gy, cách Trái đất 240 triệu năm ánh sáng, đã kéo dài khoảng 70 ngày so với khoảng thời gian vài tuần trong các vụ nổ tương tự. Từ quy mô của vụ nổ, các nhà khoa học ước tính sao SN 2006gy phải lớn gấp 150 lần so với Mặt trời.
Theo Hãng tin AP, các hình ảnh thu được từ kính thiên văn tia X Chandra cho thấy ngôi sao trên đã không biến thành lỗ đen như các vụ nổ siêu tân tinh khác và bỏ qua giai đoạn một ngôi sao chết. Supernova là hiện tượng cực hiếm. Theo giáo sư Dave Pooley thuộc Đại học California (Mỹ), chưa xảy ra vụ nổ supernova nào tại Dải Ngân hà trong hơn 400 năm qua. Giới khoa học đang theo sát diễn tiến của ngôi sao Eta Carinae, thuộc Dải Ngân hà và cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng. Giới chuyên môn cho rằng Eta Carinae có thể phát nổ bất kỳ lúc nào và sẽ có thể kết thúc rực rỡ giống như SN 2006gy.
T.M
Bình luận (0)