Vừa hết sốc nhiệt là đến sốc hóa đơn điện

25/05/2023 14:00 GMT+7

Chịu ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nóng lên toàn cầu, nhiều cư dân thành phố "than trời" vì quá nóng bức, phải mở điều hòa từ ngày đến đêm dẫn đến tiền hóa đơn điện tăng vọt.

Thời tiết cực đoan, ngỡ ngàng khi thấy hóa đơn điện

Theo thông tin từ Trung tâm điều độ hệ thống điện TP.HCM, đầu tháng 5 vừa qua, TP.HCM phá kỷ lục về tiêu thụ điện với 94.802.677 kWh/ngày, bỏ xa mức cao nhất năm 2022 tới gần 2,8 triệu kWh. Bên cạnh đó, Tổng công ty Điện lực TP.HCM cũng cho biết ngay cả dịp cuối tuần khi khối sản xuất và các cơ quan, cao ốc văn phòng nghỉ, lượng điện tiêu thụ vẫn cao hơn kỷ lục của những năm trước đó. Tại Hà Nội, trong những ngày nắng nóng lên đến 40-44 độ C, lượng điện tiêu thụ cũng chạm đỉnh.

Mặc dù thời tiết cực đoan đóng vai trò lớn tạo nên những hóa đơn tiền điện tăng phi mã, nhưng sự bị động của người dân trong các giải pháp chống nóng cũng là yếu tố góp phần. Cụ thể, mọi người thường đợi đến mùa nóng mới bắt đầu chống nóng bằng những thiết bị "hạ nhiệt" cấp tốc như quạt nước, quạt hơi, điều hòa không khí… Hiệu quả của cách thức này chỉ mang lại hiệu quả nhất thời, lại tạo thêm gánh nặng cho tiền điện mỗi tháng.

Vừa hết sốc nhiệt là đến sốc hóa đơn điện - Ảnh 1.

Chi phí tiêu thụ điện tăng cao do "trốn nóng" bằng điều hòa, quạt máy đang khiến nhiều hộ gia đình lo lắng

Cụ thể, khi nhiệt độ bên ngoài là 40 độ C, nếu cài đặt nhiệt độ điều hòa phòng ở mức 20 độ C thì tiêu thụ điện sau 8 tiếng của máy lạnh 1HP là 10,72 kWh. Cùng thời gian sử dụng, nếu so sánh với những ngày có nền nhiệt trung bình 30 độ C thì mức tiêu thụ điện này cao gấp 4-5 lần.

Thay vì sử dụng các giải pháp bị động, người dân có thể thực hiện các giải pháp chống nóng chủ động cho không gian sống, đặc biệt ở khu vực sàn mái, sân thượng và tường ngoại thất của ngôi nhà. Đây là giải pháp bền vững nhằm chống sốc nhiệt và sốc hóa đơn điện tiêu thụ.

Cách vượt qua mùa hè khốc liệt, nắng mưa thất thường

Cụ thể, đối với trường hợp công trình đã hoàn thiện, "lỡ" bỏ qua bước chống nóng khi thi công, chủ hộ có thể dùng các loại sơn chống nóng phủ lên bề mặt sơn cũ ở tường ngoài và sàn mái để "cấp bách" hạ nhiệt cho ngôi nhà. Theo các chuyên gia, Sikalastic®-590 và Sika® RainTite của thương hiệu Sika là một trong những giải pháp chống nóng - chống thấm "2 trong 1" độc quyền và hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại.

Vừa hết sốc nhiệt là đến sốc hóa đơn điện - Ảnh 2.

Hình ảnh thi công sản phẩm Sikalastic 590 cho sàn mái

Trong đó, Sikalastic®-590 được khuyên dùng cho phần sàn mái nhờ có khả năng chịu được thời tiết nắng gắt và oi bức đặc trưng của Việt Nam. Cấu trúc đặc biệt trong sản phẩm giúp ngăn cản truyền nhiệt và phản xạ ánh sáng, nhờ đó làm giảm nhiệt độ bề mặt được sơn phủ, giảm hấp thụ nhiệt vào bên trong không gian sử dụng. Tùy theo nhiệt độ bên ngoài, phương pháp thi công và chất liệu của mái, Sikalastic®-590 có thể giúp giảm hấp thụ nhiệt từ 5 - 10 độ C, tiết kiệm điện từ điều hòa. Một điểm cộng nữa của Sikalastic®-590 là khả năng phủ vết nứt tốt, tránh ố màu và phong hóa, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.

Còn đối với tường ngoài, các vật tư xây dựng phổ biến như gạch vốn không hỗ trợ tốt cho việc chống nóng. Vì thế, Sika® RainTite được xem là "cứu tinh" nhờ ứng dụng công nghệ phản xạ bức xạ nhiệt có khả năng phản xạ tia UV, giúp cho nhiệt độ tường giảm đến 10 độ C so với các loại sơn hay chất chống thấm thông thường. Ngoài ra, Sika® RainTite còn được dùng để chống thấm, chống nóng cho nhiều bề mặt khác như tường đứng trong nhà, sàn mái bê tông, chân tường trên mái và bề mặt hoàn thiện.

Vừa hết sốc nhiệt là đến sốc hóa đơn điện - Ảnh 3.

Bộ đôi giải pháp chống thấm - chống nóng "2 trong 1" của Sika

Không những là một giải pháp gián tiếp "giảm hóa đơn điện", Sikalastic®-590 và Sika® RainTite còn hạn chế nguy cơ quá tải, nhảy aptomat, thậm chí cháy nổ trong sử dụng điện sinh hoạt. Bộ đôi chống nóng còn có hàm lượng VOC tuân thủ yêu cầu, ít tác động đến môi trường, an toàn cho người thi công và người sử dụng nên còn được xem là giải pháp gián tiếp để bảo vệ môi trường sống.

"Dẫu vậy, thay vì nước đến chân mới nhảy, việc chủ động chống nóng từ khâu thiết kế kết cấu, hệ thống chống nóng trước khi xây nhà vẫn là biện pháp tối ưu. Đừng đợi đến mùa nóng đến mới loay hoay tìm giải pháp", chuyên gia Sika khuyên.

Vừa hết sốc nhiệt là đến sốc hóa đơn điện - Ảnh 4.

Sika cung cấp giải pháp toàn diện cho xây dựng và chống thấm nhà phố

Chẳng hạn, các phương án quy hoạch ban đầu như bố trí vườn cây trên mái, trồng cây leo trên tường, tăng diện tích vườn - mặt nước… sẽ giúp giảm độ phát xạ của bề mặt công trình, chống nóng ở quy mô tổng thể. Hoặc gia chủ nghiên cứu cách thiết kế sân trong, giếng trời để tăng cường đối lưu không khí, dẫn khối khí nóng thoát lên trên và ra ngoài, nhường chỗ cho khối khí nhiệt thấp hơn.

Dù áp dụng phương pháp "chữa nóng" - giảm nhiệt cho ngôi nhà bị động hay chủ động, các hộ gia đình cần tham khảo các vật liệu xây dựng đến từ các thương hiệu hàng đầu. Trong đó, Sika - tập đoàn sở hữu chuỗi giải pháp toàn diện cho nhà phố từ móng đến mái, giải pháp chống thấm - chống nóng vượt kỳ vọng sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc cho gia chủ. Độc giả có thể nghiên cứu thêm các giải pháp từ Sika tại https://vnm.sika.com.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.