Sau 9 vòng và gần 2 năm rưỡi, Trung Quốc và Thụy Sĩ đã kết thúc quá trình đàm phán về thỏa thuận mậu dịch tự do. Thụy Sĩ là đối tác thứ hai ở châu u sau Iceland thỏa thuận với Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do, Trung Quốc cũng là đối tác thứ hai ở châu Á sau Nhật Bản có thỏa thuận như vậy với Thụy Sĩ. Khác biệt về quy mô đối tác thương mại giữa Trung Quốc và Thụy Sĩ khiến thỏa thuận trên càng thêm đáng chú ý.
Thỏa thuận mậu dịch tự do song phương và đa phương đang là xu thế trong bối cảnh Vòng đàm phán Doha của WTO chưa có triển vọng kết thúc thành công cả trong thời gian tới. Nhờ thỏa thuận, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Thụy Sĩ chắc chắn sẽ bứt phá chứ không khiêm nhường như hiện tại. Có thể nói hai bên đều thực sự có nhu cầu tăng cường trao đổi thương mại.
Cả hai còn có lợi ích với ý nghĩa quan trọng không kém từ thỏa thuận mậu dịch tự do này là dùng nó làm đối trọng và có thêm kinh nghiệm để đàm phán với các đối tác khác như một phép thử. Ở châu Á còn nhiều đối tác rất quan trọng đối với Thụy Sĩ như Ấn Độ hay ASEAN hoặc từng thành viên ASEAN, ở các khu vực khác cũng có những đối tác tầm cỡ như Trung Quốc, đặc biệt là các thành viên nhóm BRICS. Cho tới nay, Trung Quốc chỉ mới có thỏa thuận mậu dịch tự do với các đối tác nhỏ như Iceland hay New Zealand, chưa được Mỹ và EU mời chào như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số đối tác khác. Trung Quốc tích lũy kinh nghiệm chờ thời và cũng chơi con bài đối trọng.
Thảo Nguyên
>> Trung Quốc lợi dụng căng thẳng Đài Loan - Philippines như thế nào?
>> Yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam
>> TP.HCM: Trục xuất 6 người Trung Quốc khám chữa bệnh "chui
>> Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc: Mạnh cỡ nào?
>> Trung Quốc âm thầm thử nghiệm thiết bị chống vệ tinh?
Bình luận (0)