Chương trình nghị sự nói trên được Thủ tướng Úc Tony Abbott giới thiệu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos cuối tháng 1. Những nội dung trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao sức đề kháng của kinh tế thế giới, tự do hóa mậu dịch, khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng và cải cách hệ thống tài chính toàn cầu. Ở hội nghị này, G20 nhất trí trên nguyên tắc sẽ tăng cường trao đổi thông tin để chống trốn thuế hiệu quả hơn, nhưng cũng mới dừng ở đó chứ chưa tiến xa hơn, chẳng hạn như triển khai thực hiện cụ thể như thế nào.
Nếu đề ra mục tiêu cao xa để nỗ lực phấn đấu thì việc này có ý nghĩa tích cực. Nhưng nếu đề ra vì cho rằng có khả năng đạt được thì đó lại là tham vọng, nếu không muốn coi là ảo tưởng. Lý do là các thành viên hiện chưa đủ thực lực, không ai muốn đảm nhận vai trò đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế thế giới và chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ của thành viên này triệt tiêu tác dụng chính sách của thành viên khác.
Bàn nhiều nhưng quyết ít, vừa thực tế hơn nhưng vẫn chưa hết ảo tưởng, hội nghị lại một lần nữa phơi bày những bất cập và hạn chế của cả khuôn khổ G20.
Thảo Nguyên
>> Tin tặc Trung Quốc theo dõi các ngoại trưởng châu Âu trước G20
>> Nga dùng USB để theo dõi lãnh đạo G20?
>> Hai nghị sĩ Mỹ đòi đưa hội nghị G20 ra khỏi Nga
>> Tình báo Anh nghe lén cả điện thoại quan chức G20
>> Anh - Argentina đôi co tại hội nghị G20
Bình luận (0)