Nhưng ông cũng khẳng định Nga đang tìm kiếm và sẽ có được những thị trường tiêu thụ khí đốt mới. Phát biểu này không phải là gì khác ngoài việc vừa xoa dịu lại vừa răn đe EU.
Nguyên nhân sâu xa của chuyện này là việc EU điều tra cáo buộc Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga độc quyền, thao túng giá dầu lửa và khí đốt. Bên cạnh đó, EU vẫn cản trở kết thúc đàm phán về thỏa thuận hợp tác năng lượng mới với Moscow.
Xuất khẩu dầu khí là một trong những nguồn thu chính của Nga và Tập đoàn Gazprom là đội quân chủ lực ở nước này. EU còn tìm cách giảm lệ thuộc vào cung ứng năng lượng từ Nga. Tất cả những việc ấy khiến Moscow có ấn tượng rằng chuyện này không chỉ thuần túy về kinh tế và thương mại mà còn có ý đồ chính trị.
Ông Putin xoa dịu EU vì vẫn muốn duy trì thị trường này, vì lợi ích của Nga là thúc đẩy hợp tác với EU để tận lợi và phân hóa EU với các đối tác khác. Nhưng ông cũng cho EU thấy Nga cũng luôn sẵn sàng chính trị hóa các quan hệ hợp tác ấy.
Nga đã xây dựng nhiều hệ thống tuyến đường ống dẫn khí đốt sang Tây Âu mà không quá cảnh qua những thành viên EU hay gây chuyện với mình. Moscow còn tăng cường hợp tác năng lượng với các quốc gia Trung và Đông Bắc Á. Thông điệp răn đe EU ấy không thể bị hiểu nhầm được. Cần nhau mà vẫn làm khó nhau, đó là nét đặc biệt trong quan hệ giữa EU và Nga.
La Phù
Bình luận (0)