Đó là đánh giá của các đại biểu, người sản xuất và tiêu dùng tại hội nghị tổng kết mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap do UBND TP.Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) tổ chức trung tuần tháng 7 vừa qua.
Thay đổi tập quán cũ
Vùng đất bãi bồi nằm ven hạ lưu sông Trà Khúc thuộc địa bàn TP.Quảng Ngãi thích hợp với việc trồng các loại rau, quả. Đây được xem là vựa rau lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích hàng trăm héc ta. Cây rau gắn bó với nông dân vùng đất này từ bao đời nay và cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, lâu nay việc sản xuất rau, quả của nông dân vẫn theo phương thức truyền thống, cùng thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Theo ông Võ Quang, Phó chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi, để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo tập quán cũ, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về nhu cầu rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn, năm 2014 UBND TP.Quảng Ngãi tiến hành quy hoạch và triển khai thực hiện dự án xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Nghĩa Dũng với tổng diện tích canh tác hơn 10,2 ha; đồng thời giao Hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh và dịch vụ rau an toàn Sông Trà là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai dự án theo quy trình khép kín: sản xuất - thu hoạch - sơ chế - đóng gói - tiêu thụ sản phẩm. Dự án có tổng kinh phí đầu tư hơn 5,8 tỉ đồng, trong đó vốn do dân đóng góp hơn 3,3 tỉ đồng, phần còn lại là nguồn vốn ngân sách nhà nước và HTX.
|
Cũng theo ông Thanh, HTX còn phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xây dựng thương hiệu sản phẩm rau VietGap với nhãn hiệu “Rau an toàn Sông Trà”, thiết kế bộ nhận diện, in ấn bao bì, nhãn mác,
logo cho sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn VietGap, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ VN. Ngoài ra, thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng với các siêu thị trên địa bàn tỉnh, các bếp ăn trường học, khu kinh tế Dung Quất, khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi cùng 12 đại lý bán rau lẻ và sỉ.
Hiệu quả vượt trội
Sau 3 năm triển khai thực hiện, tổng sản lượng rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap khoảng 2.400 tấn (800 tấn/năm), gồm: rau cải các loại, rau xà lách, rau dền, rau muống, khổ qua, mướp, dưa leo... Giá trị tăng thêm trong sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap so với sản xuất rau thông thường khoảng 2.000 đồng/kg. “Nếu như nông dân trồng 1 ha rau thông thường thu lợi nhuận khoảng 170 triệu đồng/năm thì trồng rau, quả theo tiêu chuẩn VietGap sẽ nâng cao giá trị gia tăng thêm 30%”, ông Thanh tính toán.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Võ Quang cho rằng kết quả đạt được ban đầu của dự án đã chứng minh khi ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nông dân có thể thực hiện sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap, đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng và hành động của nông dân, giúp họ hiểu được rằng, trong sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì, phát triển. “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”, ông Võ Quang nói.
Nông dân yên tâm sản xuất
Theo ông Huỳnh Ngọc Hân, một nông dân tham gia dự án, việc trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap không những mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng rau thông thường mà còn giúp nông dân yên tâm trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng “được mùa, mất giá”.
|
Bình luận (0)