Vươn lên trong nghề xây dựng dân dụng

14/08/2018 09:24 GMT+7

Để làm chủ được vật liệu mới, công nghệ mới đòi hỏi cả thầu, thợ xây dựng đều phải am hiểu, có kiến thức và tay nghề chuyên môn cao chứ không chỉ dựa vào kinh nghiệm như trước đây.

Vượt lên khó khăn
Nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ngày càng phát triển cùng xã hội, kéo theo đó là số lượng các nhóm nhà thầu xây dựng gia tăng. Theo thống kê tại TP.HCM, có hơn 75% nhà thầu và đại đa số thợ xây đều đi lên từ con đường nghề dạy nghề, người trước truyền nghề cho người sau. Thông thường, một lao động trong ngành xây dựng dân dụng bắt đầu nghề với công việc thợ phụ, rồi học hỏi lên thành thợ chính trong đội thợ, khi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm sẽ tách riêng nhận thầu sửa chữa xây dựng những ngôi nhà cấp 4, rồi thành chủ thầu cho các công trình lớn và phức tạp hơn.
Theo đó, những nhà thầu phát triển theo con đường này sẽ học hỏi thực tế công việc và kinh nghiệm được người đi trước nên hiểu rõ thực tế thi công. Không chỉ về tay nghề, người đứng vào vị trí chủ thầu phải luôn học hỏi, tự cải thiện những kinh nghiệm tổ chức đội thợ, khả năng xoay vòng vốn, tính toán được khối lượng công việc, gầy dựng uy tín, tìm kiếm khách hàng và nguồn cung vật liệu xây dựng, cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho đội thợ. Kỹ năng nghề đa dạng và phức tạp là vậy nên từ lúc người thợ mới vào nghề đến khi có thể trở thành chủ thầu có đội thợ riêng cũng không dưới 8 - 10 năm.
Tuy vậy, khó khăn trên con đường lập nghiệp không thông qua đào tạo chính quy chuyên môn như trên không chỉ dừng lại ở đó. Mức sống dân cư cao hơn đi cùng với sự yêu cầu những xu hướng kiến trúc, vật liệu xây dựng mới (chẳng hạn như các loại vật liệu xanh thân thiện môi trường, vật liệu thông minh) cũng như phương pháp thi công mới, hiện đại… 
Đối với thợ xây, thợ hồ, đa số họ là những người lên thành phố lập nghiệp, sống xa nhà, hằng tháng tích cóp bao nhiêu tiền đều gửi về quê nuôi gia đình, ban ngày làm công việc nặng nhọc, ban đêm về nhà trọ hoặc ở lại công trình, thời gian và điều kiện học tập vì thế lại càng hạn chế hơn, nỗ lực vươn lên trong nghề càng trở nên khó khăn.
Tìm kiếm cơ hội nâng tầm thầu, thợ xây dựng
Anh Trần Ngọc Tuấn Hoàng, Giám đốc Công ty Thiết kế xây dựng MK cho rằng: “Anh em thợ xây dựng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và công việc. Cần có thêm nhiều sân chơi giải trí lành mạnh, nhiều sân chơi để thi thố, học hỏi, giao lưu về nghề nghiệp cho anh em thợ xây dựng là rất hay, rất cần thiết”.
Khó khăn trong tiếp cận những khóa đào tạo bài bản, chính quy như đã nói ở trên khiến thầu, thợ xây dựng hạn chế đi những cơ hội thể hiện được tay nghề và uy tín cá nhân, đồng thời được biết tới rộng rãi hơn trong cộng đồng dân cư.
Chính vì vậy, để “đi tắt đón đầu”, phát triển nhanh hơn trong nghề nghiệp, các đội thầu nên tìm kiếm đến những sân chơi lớn và uy tín có thể “bảo chứng” cho tay nghề và năng lực của họ, cũng như tìm kiếm cơ hội để được quảng bá rộng rãi về hình ảnh và tên tuổi.
"Chiếc Bay Vàng 2018 - Nâng tầm nhà thầu Việt” do Công ty INSEE Việt Nam tổ chức, là một cuộc thi tay nghề xây dựng quy mô và chuyên nghiệp. Tiếp nối thành công của 2 mùa trước, Chiếc Bay Vàng trở lại mùa thứ 3 tại khu vực Đông Nam bộ hứa hẹn là sân chơi nhằm tôn vinh, tiếp lửa và nâng tầm các đội nhà thầu có uy tín, tay nghề cao trong khu vực, cũng như cơ hội cho họ chứng tỏ năng lực trong ngành xây dựng.
Nhà thầu và thợ xây xuất sắc tiến đến chung kết toàn miền sẽ có cơ hội nhận Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp có giá trị toàn quốc và được công nhận trong khối ASEAN và giải thưởng giá trị khác.
Đăng ký tham gia vòng sơ khảo qua tổng đài 1800 8187 hoặc tại địa chỉ https://goo.gl/ucf4jt
Thông tin chi tiết về cuộc thi tham khảo tại http://vungxaycuocsong.com.vn/chiec-bay-vang/
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.