Vươn ra xa để cạnh tranh gần

24/10/2015 09:43 GMT+7

Tất cả 6 quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm trong chuyến công du đang diễn ra đều không quan trọng đối với Nhật Bản về phương diện thị trường xuất khẩu bằng phương diện hợp tác đầu tư và ảnh hưởng chính trị.

Tất cả 6 quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm trong chuyến công du đang diễn ra đều không quan trọng đối với Nhật Bản về phương diện thị trường xuất khẩu bằng phương diện hợp tác đầu tư và ảnh hưởng chính trị. 

Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm 6 nước châu Á, từ ngày 23.10 - Ảnh: AFPThủ tướng Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm 6 nước châu Á, từ ngày 23.10 - Ảnh: AFP
Các điểm đến bao gồm Mông Cổ và 5 quốc gia vùng Trung Á Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Ông Abe còn là Thủ tướng Nhật đầu tiên thăm Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Nhìn từ giác độ địa chiến lược thì có thể thấy chủ ý của ông Abe là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.
Ở khu vực này, ảnh hưởng của Trung Quốc đặc biệt sâu đậm và đang có phần vượt qua Nga. Về địa lý, tất cả những nước nói trên đều gần Trung Quốc hơn Nhật Bản.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tận dụng triệt để tiềm lực kinh tế - tài chính của mình để thiết lập những thể chế tài chính đa phương mới cũng như nhiều cơ chế hợp tác mới để tập hợp và tranh thủ các đối tác ở khu vực. Đặc biệt là những nước có nhu cầu lớn về viện trợ và hỗ trợ tài chính để phát triển như 6 nước mà Thủ tướng Abe tới thăm.
Trong đó, phải kể đến việc đẩy mạnh thể chế hóa, mở rộng phạm vi hoạt động và kết nạp thành viên mới vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của Nhóm BRICS và Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Nhật Bản không hề thua kém Trung Quốc về tiềm lực kinh tế - tài chính nhưng chỉ có mỗi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) làm công cụ. Vì thế mà Thủ tướng Abe phải cất công đi xa, tới những đối tác bị xao nhãng ở thời trước để ganh đua với đối tác ở gần mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.