Hai bên vẫn tiếp tục có những phép thử lẫn nhau với các động thái khiến bên kia nghi ngại và làm tổn hại sự tin cậy lẫn nhau. Xung khắc lợi ích mang tính nguyên tắc, không phải mới xuất hiện và không dễ khắc phục. Nhưng rõ ràng chủ định của cả hai phía là không để mọi bất hòa và trắc trở ngăn cản quan hệ hợp tác.
Trong chuyến thăm lần này, bà Rice và phía Trung Quốc phải dàn xếp chuyện chiến đấu cơ Trung Quốc ép sát máy bay Mỹ mới đây lẫn những cáo buộc lẫn nhau về tiến hành chiến tranh mạng và tranh chấp thương mại. Bao trùm lên tất cả là mối nghi ngại của Trung Quốc về sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và mối quan tâm của Mỹ về việc Trung Quốc tăng cường sử dụng sức mạnh quân sự trong tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Hai bên không tin cậy lẫn nhau đến mức nhanh chóng giải quyết được ổn thỏa và lâu bền tất cả những vấn đề trên nhưng cũng chưa dè chừng đến mức chỉ đối phó mà không hợp tác được với nhau.
Chuyến đi này của bà Rice là bằng chứng rõ nhất cho điều đó. Hợp tác quân sự, an ninh, kinh tế và thương mại là những lợi ích chung lâu dài và với ý nghĩa chiến lược của cả hai bên. Hợp tác vẫn là một dòng chủ đạo trong cặp quan hệ này dù bên này vẫn sẽ còn có những phê trách và cáo buộc bên kia.
La Phù
>> Mỹ-Trung lại bất đồng về biển Đông trước thềm thượng đỉnh ASEAN
>> Mỹ: Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, gây bất ổn
>> Ông Obama bổ nhiệm bà Susan Rice làm cố vấn an ninh quốc gia
>> Bà Susan Rice xin thôi đề cử chức Ngoại trưởng Mỹ
Bình luận (0)