WHO cho biết sẽ xem xét thay đổi thành phần của vắc xin và nhấn mạnh rằng các mũi tiêm cần có hiệu quả hơn trong việc phòng chống Covid-19.
Việc cập nhật vắc xin nên đặc biệt nhắm vào biến thể nổi trội - hiện là Omicron, hoặc một loại vắc xin đa mục tiêu, được thiết kế để chống lại cùng lúc nhiều biến thể |
Shutterstock |
"Thành phần của vắc xin Covid-19 hiện tại có thể cần được cập nhật để tiếp tục cung cấp mức độ bảo vệ chống lại nhiễm bệnh và bệnh nặng bởi các biến thể đáng lo ngại, bao gồm Omicron và các biến thể trong tương lai", cơ quan kỹ thuật, được giao nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị cho WHO, cho biết trong một tuyên bố.
"Vắc xin Covid-19 cần tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài hơn để không cần phải tiêm thêm các liều tiếp theo", cơ quan này nói thêm, theo Reuters.
Khuyến nghị nhấn mạnh một loại vắc xin đặc hiệu chống Omicron ở giai đoạn trước mắt, cần có thêm nghiên cứu và kêu gọi các nhà sản xuất chia sẻ dữ liệu.
WHO: Trước mắt cần phải điều chỉnh vắc xin nhắm vào biến thể Omicron |
Shutterstock |
Việc cập nhật vắc xin nên đặc biệt nhắm vào biến thể nổi trội - hiện đang là Omicron, hoặc một loại "vắc xin đa mục tiêu" được thiết kế để chống lại cùng lúc nhiều biến thể, theo Reuters.
WHO sẽ tiếp tục khuyến nghị khi có thêm dữ liệu.
Gần 93% người trên 18 tuổi tiêm vắc xin Covid-19 đủ liều cơ bản |
Một số nhà sản xuất vắc xin đã và đang phát triển vắc xin thế hệ tiếp theo nhắm vào Omicron.
Hôm 9.1, Giám đốc điều hành Pfizer, tiến sĩ Albert Bourla cho biết, có thể cần phải có một loại vắc xin được thiết kế lại nhắm vào biến thể Omicron, và công ty của ông có thể ra mắt vào tháng 3 tới.
Hãng dược Moderna cũng đang nghiên cứu một vắc xin đặc hiệu cho Omicron, nhưng có thể chưa kịp trong 2 tháng tới.
Một quan chức của WHO trước đây cũng đã nói rằng, vấn đề thành phần của vắc xin cần có "sự phối hợp toàn cầu" và không nên để các nhà sản xuất tự quyết định, theo Reuters.
Bình luận (0)